Lượm lặt 1

Capture

http://opinionator.blogs.nytimes.com/2009/06/10/advice-for-high-school-graduates/

Tại thời điểm này, tôi đang cân nhắc việc nói về những cách mà xã hội của chúng ta thực sự đang có vấn đề. Nói thế tức là: nó (xã hội) được kết cấu lên để đánh lạc hướng con người ta khỏi những quyết định có tác động to lớn đến hạnh phúc con người, và dành hết thời gian và tâm lực cho những quyết định chỉ có ảnh hưởng rất không đáng kể lên hạnh phúc.

Quyết định quan trọng nhất ai trong chúng ta cũng phải đưa ra là ai là người chúng ta sẽ kết hôn. Ấy vậy nhưng chẳng hề có khóa học nào giảng dạy cách chọn một người bạn đời. Không có chuyên ngành cao học nào chuyên môn về chọn bạn đời học. Những học viện giáo dục cấp cao dành nhiều nguồn lực cho nghiên cứu biểu tượng học hơn là nghiên cứu tình yêu.

Tài năng quan trọng nhất một người có thể có là khả năng kết bạn và giữ những người bạn bên mình. Và vậy nhưng ở cả đây nữa, cũng không hề có giáo trình nào cho việc này.

Kỹ năng quan trọng nhất một người có thể sở hữu là khả năng kiềm chế những ham muốn thôi thúc bốc đồng của bản thân. Ở đây cũng vậy, chúng ta vẫn phải tự xoay sở lấy một mình.

Đây đều là những điều đã được chứng minh là có liên quan tới hạnh phúc của con người. Nhưng thay cho chúng, xã hội là đang bận rộn giúp chúng ta chuẩn bị cho những quyết định chỉ có ảnh hưởng rất không đáng kể lên hạnh phúc của con người. Có những văn phòng tư vấn giúp người ta trong một công việc vĩ đại đó là chọn một trường đại học. Có những trường kinh tế hào phóng cung cấp vô vàn những dịch vụ tư vấn lựa chọn sự nghiệp. Có cả một bộ máy truyền thông khổng lồ chuyên cung cấp từng lời khuyên cặn kẽ tỉ mỉ về việc làm thế nào để sắp xếp đồ đạc trong nhà, hay mở rộng không gian làm việc trên bàn.

Để có được thông tin về những vấn đề “riêng tư” (private) này, bạn sẽ cần phải hạ xuống những nơi như Oprah hay Dr. Phil. Làm thế nào họ lại là những người có được thông tin về cách đáp ứng những nhu cầu tối quan trọng của cuộc sống? Tôi nghĩ tôi biết tại sao tình huống lại trở nên như này. Bởi đàn ông. Bởi thói quen chạy trốn khỏi những điều thân mật, tình cảm của mình, bọn đàn ông chúng ta đã dành hàng ngàn năm để kết cấu nên những cuộc tranh luận, những diễn thuyết, để cho nhiều sự quan tâm được dành cho Tổ Chức Kinh Tế Thế Giới World Trade Organization hơn là cho những mặt của cuộc sống mà thực sự có ý nghĩa.

— David Brooks, “Advice for High School Graduates”, viết bởi David Brooks và Gail Collins, đăng trên The New York Times báo điện tử, ngày 10.6.2009

Dịch bởi (đoạn này): Nguyễn Tiến Đạt

Nguyên bản: http://opinionator.blogs.nytimes.com/…/advice-for-high-sch…/

Hãy đi vào nghệ thuật

3400

Câu trích dẫn này hay quá! 😀

Trích lại phần dịch của bác phan như huyên (không biết bác là ai, bao nhiêu tuổi để xưng hô cho phải. Bác là một commenter trên trang hocthenao):

Tuần trước, tôi sub một lớp 8 Anh văn và thấy cái quote sau đây trên tường. Tôi định chép nguyên văn, nhưng thử dịch xem chữ nghĩa của mình ra sao.

“Hãy đi vào nghệ thuật. Tôi không nói chơi. Nghệ thuật không phải là cách để làm giàu. Nhưng, chúng là phương thế rất nhân bản để làm cho cuộc sống có thể chịu đựng được dễ dàng hơn. Tập tành nghệ thuật – không cần biết giỏi hay dở – là cách làm cho tâm hồn vươn lên, theo thánh chỉ (for heaven’s sake). Hãy hát lên trong khi tắm. Hãy múa theo điệu nhạc từ chiếc máy thu thanh. Hãy kể chuyện. Hay viết một bài thơ tặng cho một người bạn nào đó, dù chỉ là bài thơ quèn. Nhưng hãy cố làm cho hay theo khả năng. Bạn sẽ nhận được một phần thưởng vĩ đại. Đó là, bạn đã sáng tạo được một cái gì.”

— Kurt Vonnegut.

Tôi gởi cái quote này đến cho các bạn đang viết comments, đến cho các bạn đang làm nghề giáo. Vì xem ra, cái gì cũng có thể gọi là nghệ thuật, ngay cả đến toán học, văn hóa, hay cuộc đời.”

[TED Talk] Stella Young: Cảm ơn, nhưng tôi không phải là nguồn cảm hứng cho bạn

Capture

“INSPIRATION PORN”???

Stella Young, một nhà báo, người diễn hài kịch và là nhà hoạt động vì người khuyết tật tại Úc, nói về quan điểm của cộng đồng với người khuyết tật.

Trong một cộng đồng, người khuyết tật vẫn thường được người xung quanh nhìn bằng 2 thái độ, hoặc là thương hại, coi thường, hoặc là kính nể quá đà vì cho họ là phi thường, đặc biệt với những người cố gắng sống và sinh hoạt tự lập.
Stella Young đã thảo luận về chuyện công đồng đang xem những người khuyết tật như những kẻ “khiêu dâm cảm hứng” :)))
Bà nói về quan niệm của xã hội: KHUYẾT TẬT CÓ NGHĨA LÀ PHI THƯỜNG.
Đoạn giới thiệu của chị Khải Đơn. Cám ơn chị đã chia sẻ.
Stella Young: Cảm ơn, nhưng tôi không phải là nguồn cảm hứng cho bạn
[Cám ơn chị Khải Đơn đã chia sẻ 🙂 ]
Tôi lớn lên ở một thị trấn miền quê nhỏ ở Victoria. Tôi có một cuộc sống hồi nhỏ rất bình thường, không có gì đặc sắc hết. Tôi đến trường, tôi tụ tập với bạn bè, tôi chí chóe với các em gái của mình. Tất cả đều rất bình thường. Rồi khi tôi 15 tuổi, một thành viên ở cộng đồng địa phương nơi tôi sống đến tìm bố mẹ tôi và nói muốn đề cử tôi cho Giải thưởng Thành tựu của khu vực. Và bố mẹ tôi nói: “Hưm, các vị thật là tốt, nhưng có một vấn đề rất lớn thế này. Con bé nó chưa đạt được cái thành tựu gì hết”. (Cười)
Và họ nói đúng, bạn biết đấy. Tôi đi học, tôi được điểm tốt, tôi có một công việc ngoài giờ học nhẹ nhàng tại tiệm làm tóc của mẹ tôi, và tôi dành rất nhiều thời gian xem “Buffy the Vampire Slayer” và “Dawson’s Creek.” Phải, tôi biết. Thật là nghịch lý. Nhưng nó là sự thật, các bạn biết đấy. Tôi không làm cái gì phi thường cả. Tôi đã không làm được điều gì để có thể được coi là một thành tựu nếu bạn bỏ cái sự khuyết tật của tôi ra khỏi phương trình. Nhiều năm sau đó, vào năm thứ hai tôi dạy ở trường Trung học Melbourne, khi tôi vừa bắt đầu lớp Luật 11 được khoảng 20 phút thì có một anh chàng này giơ tay và nói: “Thưa cô, khi nào thì cô sẽ thực hiện bài phát biểu?”. Và tôi hỏi: “Bài phát biểu gì?”. Bạn biết đấy, tôi đã đang nói về luật xúc phạm danh dự đến 20 phút rồi. Và cậu ta nói, “Cô biết mà, cái bài nói chuyện khích lệ của cô ấy. Cô biết đấy, khi những người ngồi xe lăn tới trường, họ thường có những bài phát biểu khơi truyền cảm hứng.” (Cười). “Nó thường được tổ chức ở hội trường lớn ấy ạ”.
Và đó là khi tôi nhận ra: Cậu nhóc này từ trước đến giờ chỉ có những trải nghiệm về người khuyết tật như là những đối tượng để tạo cảm hứng. Chúng tôi không phải như thế — và đó không phải là lỗi của cậu ấy, ý tôi là, điều đó đúng với rất nhiều trong số chúng ta. Với đa số chúng ta, người khuyết tật không phải là các giáo viên, các bác sĩ hay các thợ làm móng. Chúng tôi không phải là những người thật. Chúng tôi ở đó chỉ để khơi truyền cảm hứng. Và trên thực tế, ngay lúc này tôi đang ngồi trên sân khấu này trên trên xe lăn như thế này, và các bạn chắc cũng đang kỳ vọng tôi sẽ khơi truyền cảm hứng gì đó cho các bạn. Có đúng không? (Cười)
Vậy thì, thưa các quý ông và quý bà, tôi e là mình sẽ phải làm các vị vô cùng thất vọng. Tôi không phải ở đây để khơi truyền cảm hứng. Tôi ở đây để nói với các bạn rằng chúng ta đã bị lừa dối về việc bị khuyết tật. Phải, chúng ta đã bị lừa mà tin rằng khuyết tật là một Điều Xấu, viết hoa 2 chữ đầu. Nó là một Điều Xấu, và việc phải sống với một khiếm khuyết khiến bạn trở nên phi thường. Nó không phải là một điều xấu, và nó cũng không làm bạn phi thường chút nào hết.
Trong vài năm gần đây, chúng ta đã còn tuyên truyền cái lời nói dối này đi xa hơn nữa nhờ vào các phương tiện truyền thông. Các bạn có thể đã từng nhìn thấy những hình ảnh như thế này: “Thứ khuyết tật duy nhất trong cuộc sống là một thái độ tồi”. Hay cái này: “Lý do của bạn là không xác đáng”. Quả thế. Hay cái này: “Trước khi bạn bỏ cuộc, hãy cố gắng!”. Đât chỉ là một vài ví dụ, nhưng có rất nhiều hình ảnh như thế này ngoài kia. Bạn biết đấy, có thể bạn đã thấy hình ảnh cô bé không có tay đang vẽ một bức tranh bằng cây bút chì ngậm trong miệng. Bạn có thể đã thấy đứa trẻ chạy trên đôi chân nhân tạo bằng sợi carbon. Và những hình ảnh này, có rất nhiều như thế ngoài kia, là thứ mà chúng tôi gọi là “khiêu dâm cảm hứng” (“inspiration porn”). (Cười). Và tôi cố ý dùng từ ngữ “khiêu dâm”, bởi chúng đối tượng hóa một nhóm người để giúp ích cho một nhóm người khác. Mục đích của những hình ảnh này là để truyền cho bạn cảm hứng, khích lệ bạn, cổ vũ bạn, để chúng ta có thể nhìn chúng và nghĩ: “Ừ, dù cuộc sống của mình có tệ đến đâu, chúng cũng có thể còn tệ hơn. Mình có thể là cái người đó”.
Nhưng nếu bạn LÀ cái người đó thì sao? Tôi không nhớ được có bao nhiêu lần tôi đã bị những người lạ tiếp cận để nói với tôi rằng họ nghĩ tôi thật dũng cảm, hoặc thật đáng ngưỡng mộ, và đấy là từ rất lâu trước khi công việc của tôi giúp tôi được nhiều người biết tới. Họ chỉ như thể chúc mừng tôi vì đã xoay sở thức dậy được vào mỗi sáng mà vẫn nhớ được tên mình. (Cười). Và đó là một sự đối tượng hóa. Những hình ảnh này coi người khuyết tật là đối tượng để làm lợi cho những người không khuyết tật. Chúng ở đó là để bạn có thể nhìn vào chúng và nghĩ mọi chuyện hóa ra cũng không tệ cho bạn đến thế, để thấy ít tệ hơn với những vấn đề của mình.
Và cuộc sống của một người khuyết tật quả thực cũng có chút gì đó khó khăn. Chúng tôi có vượt qua một số thứ. Nhưng những thứ chúng tôi vượt qua không phải là những thứ như các bạn nghĩ. Chúng không có liên quan gì tới cơ thể của chúng tôi hết. Tôi dùng thuật ngữ “người khuyết tật” một cách khá cố ý, bởi tôi đồng ý với thứ có tên sự khuyết tật bởi xã hội, rằng chúng ta bị khuyết tật bởi xã hội mà chúng ta sống hơn là bởi cơ thể và các bệnh tật của chúng ta.
Vậy tôi đã sống trong cơ thể này khá là lâu. Và tôi khá là thích nó. Nó làm những thứ mà tôi muốn nó làm, và tôi đã học cách dùng nó tốt nhất mức nó có thể cũng hệt như bạn vậy, và điều đó cũng đúng với những đứa trẻ trong các bức ảnh kia. Chúng không phải đang làm điều gì phi thường hết. Chúng chỉ đang dùng cơ thể chúng đến mức độ tốt nhất có thể của nó. Vậy có công bằng không khi đối tượng hóa chúng như cách chúng ta đang làm, khi chia sẻ những bức ảnh đó? Khi người ta nói “Bạn thực là một nguồn cảm hứng lớn”, họ có ý khen ngợi. Và tôi biết vì sao lại thế. Đó là vì cái lời nói dối này, vì chúng ta đã bị lừa dối tin rằng khuyết tật khiến bạn trở nên phi thường. Và thực sự là nó không hề.
Và tôi biết các bạn đang nghĩ gì. Bạn biết đấy, tôi ở đây, muốn thoát ra khỏi “cảm hứng”, và bạn sẽ nghĩ: “Nhưng, Stella, chẳng phải bạn cũng đôi lúc cũng được truyền cảm hứng bởi điều gì đó hay sao?”. Và thực ra là, đúng vậy. Tôi cũng học tập từ những người khuyết tật khác suốt. Nhưng không phải tôi học được là mình may mắn hơn họ. Tôi học được rằng quả thực là thiên tài khi nghĩ ra cách dùng cái kẹp gắp thịt để nhặt những đồ bạn làm rơi xuống đất (Cười). Tôi học được cái mẹo rất hay là bạn có thể sạc pin điện thoại từ ắc quy xe lăn của mình. Thiên tài. Chúng tôi học tập từ nhau nghị lực và sức mạnh, không phải để chống lại cơ thể và bệnh tật của chúng tôi, mà là chống lại một thế giới luôn phi thường hóa và đối tượng hóa chúng tôi.
Tôi thực sự nghĩ rằng cái lời nói dối mà chúng ta tin về việc khuyết tật là sự bất công lớn nhất. Nó khiến cuộc sống với chúng tôi trở nên khó khăn. Và cái câu trích đó, “Thứ khuyết tật duy nhất trong cuộc sống là một thái độ tồi”, lý do nó cực kỳ ngớ ngẩn là vì sự khuyết tật bởi xã hội. Không bao giờ có chuyện đứng cười trước các bậc cầu thang lại biến nó thành thang trượt cho xe lăn được. Không bao giờ (Cười) (Vỗ tay). Mỉm cười trước màn hình tivi không khiến chúng có thêm phụ đề cho những người khiếm thính. Cũng không có chuyện đứng giữa hiệu sách và phát tỏa thái độ sống tích cực lại biến được tất cả đống sách đó thành được sách chữ nổi cho người khiếm thị. Chúng chỉ đơn giản là sẽ không xảy ra.
Tôi thực sự muốn được sống trong một thế giới nơi khuyết tật không phải là một điều phi thường, mà là một thứ bình thường. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi một cô bé 15 tuổi ngồi trong phòng xem “Buffy the Vampire Slayer” không được coi là đã đạt được một thành tựu chỉ đơn giản vì cô bé biết ngồi xem tivi. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi chúng ta không kỳ vọng ở người khuyết tật thấp đến mức chúng ta chúc mừng họ chỉ vì họ ra được khỏi giường mỗi sáng mà vẫn nhớ được tên mình. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi chúng ta trân trọng những thành tích thực sự của người khuyết tật, và tôi muốn sống trong một thế giới nơi một cậu nhóc lớp 11 ở một trường trung học ở Melbourne không hề ngạc nhiên một chút nào khi cô giáo mới của nó là một người ngồi xe lăn.
Khuyết tật không làm bạn trở nên phi thường, nhưng tự chất vấn lại những gì bạn biết về sự khuyết tật thì có đấy.
Cám ơn các bạn.
(Vỗ tay)
………………………………………………………..
Dịch bởi: Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)
Bài giới thiệu của chị Khải Đơn:
https://www.facebook.com/khaidon/posts/10202760453506275

Đừng cố làm cho mọi thứ phải có tính giáo dục nữa

1

Với việc con trẻ đang bị bắt phải bắt đầu đi học càng lúc càng sớm hơn, chúng ta đều biết điều tốt nhất có thể làm cho các con là để cho chúng chơi nhiều nhất có thể. Ấy vậy nhưng, khi rê chuột lướt trên dòng tin của facebook và pinterest mỗi ngày, thỉnh thoảng có những lúc tôi vẫn phải tự hỏi: liệu sự thúc ép học tập càng lúc càng sớm này có đang tìm đường xuất hiện vào cả trong môi trường mỗi gia đình hay không? Liệu chúng ta có thể thôi đừng cố làm cho mọi thứ phải có tính giáo dục nữa được không?

Bất cứ chỗ nào tôi thấy cũng đều có nào là những tờ bài tập theo chủ đề này chủ đề nọ, rồi những “mưu chước” khéo léo được chia sẻ để “lừa” các con học những thứ người lớn chúng ta nghĩ các con nên học, qua các hoạt động thật “vui”. Thứ nhất, chúng ta không cần giúp cho việc học trở nên “vui”. Bản thân việc học đã vui rồi. Trẻ em sinh ra là để học, và chúng yêu việc học. Ai cũng biết điều đó. Vậy nhưng khi bạn bắt đầu có thói quen cố tiếp quản và điều khiển mọi thứ con học, việc học thường mất đi tính hấp dẫn của nó trong mắt các con. Và rồi, phải, có khi đến lúc đó bạn đúng là sẽ không còn cách nào khác ngoài việc phải “lừa” con mới chịu học. Tôi thấy có lý hơn là ngay từ đầu hãy đừng cố rơi vào cái thói quen này.

2

Thứ hai, trẻ em ấy mà, các con không hề ngốc. Chúng sẽ biết khi bạn cố cải trang việc học thành một hoạt động “vui” nào đó. Chúng sẽ có cách cảm nhận được những kỳ vọng, những mong chờ của bạn, những áp lực từ bạn. Tôi cũng không muốn đi vào con đường đó. Cá nhân tôi nghĩ thì chẳng có lúc nào việc học ép buộc là nên cả, nhưng khi các con còn ở tuổi nhỏ thì đó càng đặc biệt không phải là lúc cho việc đó! Không có gì phải vội lúc này cả, thứ quan trọng nhất cho tuổi nhỏ là được chơi. Vậy nên xin đừng làm bất cứ thứ gì có thể phá hỏng tình yêu việc học và trí tò mò thiên bẩm tuyệt vời đó của các con sớm tới vậy!

Thứ ba, liệu trẻ em có cần  phải lúc nào cũng học không? Tôi nghĩ là không. Ý tôi là, có thể lúc nào chúng cũng đang tự học sẵn rồi, nhưng chúng ta cũng không cần phải “nhồi nhét” càng nhiều kiến thức học tập vào trong mọi trải nghiệm của con càng tốt. Nếu con bạn bắt đầu có sự yêu thích với loài ếch chẳng hạn, bạn không cần phải lập tức in ngay ra những tờ bài tập ABC với chủ đề “ếch”, và rồi cố dụ con luyện viết chữ đẹp bằng cách lợi dụng chủ đề yêu thích đó của con.  Hoặc nếu con bạn có cá tính sáng tạo, bạn không cần phải thiết kế hàng tá những hoạt động làm đồ thủ công cho con hoàn thành. Eo! Nếu đó mà là tôi, chắc tôi sẽ chẳng bao giờ dám chia sẻ với phụ huynh các vị những sở thích của mình nữa mất!

3

Trẻ em, dù chúng ta chẳng làm gì, cũng luôn liên tục tự học được những điều mới sẵn rồi. Chỉ vì có thể bạn không thấy được chúng (hay không đo đạc được chúng), hay chúng có thể không phải là một trong những thứ “có tính giáo dục” theo nghĩa truyền thống, không có nghĩa là chúng không tồn tại. Không phải mọi sự học đều hiển nhiên dễ thấy hoặc dễ đo đạc đến thế. Có thể các con sẽ chia sẻ chúng với bạn khi các con thấy sẵn sàng? Cũng có thể các con không muốn làm thế? Liệu bạn có muốn chia sẻ tất cả mọi điều bé tí xíu bạn học được với người khác không? Liệu chúng ta thậm chí có quyền liên tục phán xét, kiểm tra và đánh giá không? Liệu chúng ta có thể chỉ quan sát, và tin tưởng các con thôi được không? Tôi nghĩ là được chứ.

“Nobody grew taller by being measured.” – “Sẽ chẳng có ai cao lớn lên chỉ bởi vì họ được đo chiều cao cả.”  ~ Roland Meighan

4

Giờ, tôi không nói là không nên ủng hộ sở thích của con cái, hay không nên tham gia vào việc học của con, không nên đặt câu hỏi, không nên gợi ý những ý tưởng. Không phải thế! Hãy ủng hộ chúng, chắc chắn rồi! Chỉ là, hãy để ý tới cách chúng ta làm những việc đó. Chúng ta đang có những kỳ vọng gì ở đây? Liệu chúng ta có đang nghĩ về điều sẽ có lợi cho con, hay về điều sẽ thỏa mãn một nhu cầu nào đó ở chúng ta?

Đừng cố gắng tiếp quản và điều khiển. Đừng có mang một động cơ giấu kín nào hết. Hãy để cho các con dẫn đường. Hỏi xem chúng nghĩ gì. Hỏi xem chúng muốn biết thêm về những điều gì. Hãy cùng thắc mắc, cùng băn khoăn với các con. Khích lệ chúng tìm hiểu. Hãy đưa ra những nguồn lực để giúp đỡ khi các con hỏi. Đưa chúng đến thư viện để học thêm về nhiều điều hơn nữa. Hãy tin tưởng chúng, và tin tưởng rằng việc học đang diễn ra vào bất cứ lúc nào. Không có gì phải vội cả. Hãy để các con cứ nhỏ như đúng tuổi của mình thôi.

Nguồn: http://happinessishereblog.com/2015/05/stop-trying-to-make-everything-educational/

Dịch bởi: Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)

Dịch xong tại Hà Nội, ngày 22/5/2015.

GIỚI THIỆU SÁCH: Emotional First-Aid – Sơ cứu những vết thương tinh thần

Kiện hàng số 01 – nhập kho ngày 14/04/2015

11156336_10202807632192408_6211215450466974693_n

GIỚI THIỆU SÁCH: EMOTIONAL FIRST-AID

(Phần dịch dưới đây do mình thực hiện, được trích từ chương đầu tiên của cuốn sách EMOTIONAL FIRST-AID của tác giả Guy Winch.)

Hỏi một đứa trẻ mười tuổi xem nên làm gì khi bị cảm và đứa trẻ sẽ ngay lập tức khuyên bạn nên lên giường nằm và ăn súp ấm. Hỏi bạn nên làm gì khi đầu gối bị một vết cắt và đứa trẻ sẽ khuyên nên rửa sạch (hoặc dùng thuốc sát khuẩn) rồi băng bó vết thương. Trẻ em cũng đồng thời biết rằng nếu bạn bị gãy một xương nào đó ở chân, bạn cần phải bó bột nó lại để vết gãy liền lại đúng cách. Nếu tiếp đó bạn liền hỏi tại sao những bước này lại cần thiết, chúng sẽ bảo bạn rằng chữa trị những vết thương như vậy giúp chúng lành lại và ngăn không cho chúng phát triển nặng hơn, để cảm lạnh không biến thành viêm phổi cấp, để vết cắt ở đầu gối không bị nhiễm trùng, và rằng nếu xương không được nối liền lại đúng cách có thể bạn sẽ không đi lại bình thường được nữa trong suốt phần đời còn lại. Chúng ta dạy con cái mình cách chăm sóc cơ thể chúng từ rất bé, và chúng thường nhớ những bài học đó rất tốt.

Nhưng hỏi một người lớn bạn nên làm gì để xoa dịu nỗi đau nhức nhối khi bị khước từ hoặc không được chấp nhận, sự đau đớn đến tàn phá của cảm giác cô đơn, hay sự thất vọng cay đắng khi gặp thất bại, và người lớn đó sẽ gần như chẳng biết gì về cách chữa những vết thương tâm lý thường gặp này. Hỏi bạn nên làm gì để hồi phục sau khi sự tự tin bị suy giảm trầm trọng hay sau những mất mát và sang chấn tâm lý, và những người lớn cũng sẽ lại lúng túng như vậy. Hỏi bạn nên làm thế nào để đối mặt với thói quen tự buộc tội bản thân và thoát được những mặc cảm dằn vặt tội lỗi, và bạn rất có thể sẽ gặp phải những ánh nhìn lúng túng, những người được hỏi di di chân qua lại trong lúc suy nghĩ câu trả lời, và rồi nỗ lực chuyển chủ đề sang chuyện khác.

Một số có thể tự tin gợi ý rằng cách tốt nhất để chữa trị là nói về những cảm giác của mình với bạn bè hoặc các thành viên gia đình, an tâm rằng không chuyên gia tâm lý tỉnh táo nào lại phản đối việc nói lên những cảm giác thật của bản thân. Nhưng trong khi việc nói về các cảm xúc có thể giúp ta cảm thấy nhẹ nhõm phần nào trong một vài tình huống nhất định, nó thực ra lại có thể rất có hại trong các tình huống khác. Chỉ ra những nguy cơ này với họ, và một lần nữa bạn sẽ lại thấy những ánh nhìn lúng túng, những người được hỏi di di chân qua lại trong căng thẳng, và rồi lại những nỗ lực để chuyển chủ đề sang chuyện khác.

Chúng ta ít khi hành động có chủ đích trong việc chữa trị các tổn thương tâm lý chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, vì chúng ta thiếu các công cụ để đương đầu và giải quyết với những tình huống như thế. Đúng, chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp từ các chuyên gia về sức khỏe tâm lý, nhưng trong nhiều trường hợp làm thế là không thực tế, bởi hầu hết các thương tổn tâm lý ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày không đủ nghiêm trọng để phải cần đến sự can thiệp của chuyên gia tâm lý. Cũng giống như việc chúng ta sẽ không xếp hàng trước cửa phòng khám bác sĩ mỗi khi thấy bị chút ho hay sổ mũi, chúng ta không thể lao tới phòng khám bác sĩ tâm lý mỗi lần chúng ta bị khước từ tình cảm trong chuyện yêu đương hay mỗi lần chúng ta bị sếp la mắng.

Nhưng trong khi mỗi gia đình đều có một tủ thuốc đầy những băng Urgo, dầu sát khuẩn, và thuốc giảm đau để chữa trị những vết thương cơ thể đơn giản, chúng ta lại không có một tủ thuốc nào như thế cho những tổn thương tâm lý nhỏ mà chúng ta liên tục gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi một chấn thương tâm lý được đề cập đến trong cuốn sách này đều cực kỳ phổ biến, và mỗi cái trong số chúng đều gây ra đau đớn về mặt tinh thần và có nguy cơ gây thương tổn cao về mặt tâm lý. Ấy vậy nhưng, cho đến giờ, chúng ta vẫn không có những cách chữa trị phổ biến nào để xoa dịu những nỗi đau, giảm bớt cảm giác nhức nhối, và đỡ đi sự khổ sở của những sự kiện này, bất chấp việc chúng xuất hiện trong cuộc sống chúng ta với mức độ thường xuyên đến thế nào.

Áp dụng những biện pháp “sơ cứu vết thương tâm lý”  này có thể giúp ngăn chặn chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, và cả sự ổn định về tâm lý của chúng ta về lâu về dài. Thực vậy, rất nhiều tình trạng tâm lý khiến chúng ta phải tìm đến bác sĩ tâm lý hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu chúng ta áp dụng những biện pháp sơ cứu vết thương tâm lý này ngay khi chúng ta gặp phải chúng. Ví dụ, một thói quen hay để ý suy nghĩ quá nhiều có thể nhanh chóng leo thang trở thành chứng bất an và trầm cảm, trong khi những trải nghiệm khi gặp phải thất bại có thể dễ dàng dẫn đến sự sụt giảm trầm trọng lòng tự tin. Chữa trị những vết thương tâm lý đó không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục chúng, mà còn giúp ngăn chặn chúng phát triển phức tạp và nghiêm trọng thêm sau này.

Tất nhiên, khi một vết thương tâm lý là quá nghiêm trọng, các phương pháp sơ cứu vết thương tinh thần này sẽ không thể thay thế được việc gặp chuyên gia tâm lý; cũng giống như việc có đầy một tủ thuốc cấp cứu trong nhà cũng không thay thế được nhu cầu gặp bác sĩ và vào bệnh viện mỗi khi gặp bệnh nặng. Nhưng trong khi chúng ta biết khá rõ giới hạn sức khỏe thể chất của chúng ta để biết khi nào phải đến bác sĩ, chúng ta lại không được như thế khi giải quyết các vấn đề tâm lý của mình. Hầu hết chúng ta có thể nhận ra khi một vết cắt sâu đến độ cần được khâu lại, chúng ta cũng luôn có thể phân biệt một vết bầm đơn giản với một ca gãy xương nghiêm trọng, và chúng ta thường biết khi nào cơ thể mình đang thiếu nước đến độ cần được truyền dịch ngay lập tức. Nhưng khi đụng đến các vết thương tâm lý của chúng ta, chúng ta không chỉ thiếu kỹ năng để biết nên làm gì để sơ cứu chúng, mà chúng ta còn không biết được khi nào chúng đủ nghiêm trọng để phải nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Do vậy, chúng ta thường không để tâm đến những tổn thương tâm lý này cho đến khi chúng trở nên trầm trọng đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ để mặc một vết cắt đầm đìa máu trên chân mình để rồi nó khiến ta không đi được nữa, nhưng chúng ta lại thường xuyên bỏ mặc các vết thương tâm lý cho đến khi chúng thực sự ngăn không cho chúng ta bước tiếp trong cuộc sống.

Sự khác biệt giữa khả năng chữa trị vết thương cơ thể khá tốt của chúng ta và sự hoàn toàn thiếu kiến thức đến trầm trọng của chúng ta trong việc chữa trị các vết thương tinh thần là một sự hoàn toàn không may. Nếu không có phương pháp sơ cứu vết thương tâm lý nào tồn tại thì đã đi một nhẽ; nếu sức chúng ta không thể chữa trị nỗi những vết thương tâm lý này thì mọi chuyện còn có thể hiểu được. Nhưng mọi chuyện đâu phải như thế. Các tiến bộ gần đây trên vô số lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học đã tiết lộ rất nhiều phương pháp chữa trị phù hợp cho chính các loại tổn thương tâm lý chúng ta gặp phải nhiều nhất.

Mỗi chương trong cuốn sách này miêu tả một dạng vết thương tâm lý thường gặp và các kỹ thuật sơ cứu khác nhau chúng ta có thể áp dụng để xoa dịu nỗi đau tinh thần và ngăn không cho vấn đề tâm lý đó phát triển trầm trọng thêm. Những kỹ năng có cơ sở khoa học này có thể được tự chúng ta áp dụng lên chính mình, cũng như việc chúng ta có thể tự sơ cứu các vết thương thể chất của mình vậy; và chúng cũng có thể được dạy cho con cái chúng ta. Những kỹ thuật trong cuốn sách này sẽ đại diện cho những thứ có mặt trong tủ thuốc sơ cứu tâm lý của chúng ta, trong túi đồ y tế về sức khỏe tinh thần mà chúng ta có thể mang theo trong cuộc sống của mình.

Trong những năm tôi học tâm lý y học tại trường cao học của mình, tôi thường xuyên bị phàn nàn bởi luôn bày cho các bệnh nhân của mình những gợi ý cụ thể và rõ ràng về việc làm cách nào họ có thể giảm nhẹ những nỗi đau tâm lý. “Chúng ta ở đây để làm những nghiên cứu tâm lý sâu sắc”, một giáo viên giám sát từng mắng tôi, “chứ chúng ta không phải ở đây để phát thuốc giảm đau tâm lý – thứ đó không tồn tại!”

Nhưng giúp đưa ra những cách giảm nhẹ nỗi đau tâm lý và nghiên cứu tâm lý sâu sắc không loại trừ nhau. Tôi tin rằng tất cả mọi người đều nên có kiến thức về những phương pháp sơ cứu vết thương tâm lý, cũng như việc họ nên biết về những kỹ năng chữa trị khác cho các thương tổn tinh thần này. Trong dần dần qua nhiều năm, tôi đã thực hành việc áp dụng những thành quả nghiên cứu mới vào những gợi ý và lời khuyên cụ thể, những cách chữa trị mà bệnh nhân của tôi có thể áp dụng lên những vết thương tâm lý họ gặp phải hàng ngày. Tôi đã làm thế vì một lý do chính – vì chúng thực sự có hiệu quả.  Suốt nhiều năm rồi, các bệnh nhân, bạn bè và thành viên gia đình của tôi đã hối thúc tôi tập hợp các biện pháp chữa trị và sơ cứu vết thương tâm lý này thành một cuốn sách. Tôi quyết định làm thế vì đã đến lúc chúng ta coi sức khỏe tâm lý của mình là một chuyện nghiêm túc. Đã đến lúc chúng ta thực hành giữ vệ sinh tinh thần mình cũng như cách chúng ta giữ vệ sinh cơ thể mình vậy. Đã đến lúc mỗi chúng ta đều nên sở hữu một tủ thuốc sơ cứu với những loại băng gạc, thuốc sát trùng và thuốc hạ sốt đặc biệt chuyên để chăm sóc sức khỏe tinh thần rồi.

Bởi cuối cùng thì, một khi chúng ta đã biết là những loại thuốc giảm đau tâm lý có tồn tại, sẽ thật là ngốc nếu chúng ta không dùng chúng.

— GUY WINCH, Ph.D. “Emotional First Aid: Healing Rejection, Guilt, Failure, and Other Everyday Hurts”

4 loại học sinh :)

Kiện hàng số 002 – nhập kho ngày 15/04/2015

11127457_10202800247367792_6009639830070460218_n

Khi nói về chuyện động lực của người học, thường sẽ có bốn loại người học sau. Ghi chép lại từ một bài nói chuyện tiếng Anh giữa hai giáo viên trên website elllo.org 

Bốn loại học sinh cơ bản đó là: 1 player – người chơi; 1 pupil – người học sinh chăm chỉ; 1 participant – người hòa đồng; và 1 prisoner – tù nhân. Rất dễ nhớ, vì đều bắt đầu bằng chữ P 😛

 1) Player – người học vì niềm vui thích đơn thuần

 Một Người chơi – player là một người học yêu thích môn học một cách thuần túy vì chính nó. Họ thích được tìm hiểu về những kiến thức của môn học, và họ sẽ tự học và tự tìm hiểu về môn học đó kể cả khi không có lớp cho họ học.

Ví dụ, một Người chơi trong một lớp học tiếng Anh sẽ là một người yêu tiếng Anh, luôn tự học tiếng Anh, có thể họ đã từng du học ở những nước nói tiếng Anh. Họ tiến bộ không ngừng, và họ gần như tới lớp chỉ để củng cố thêm những gì họ đã đang tự học. Những người này thường không thích bài tập về nhà, họ không thích bài kiểm tra, không thích những thứ đánh giá năng lực của họ. Họ chỉ muốn tiếp tục được học, tiếp tục được tìm hiểu về lĩnh vực của mình. Bởi vậy họ mới có tên là Người chơi – họ chỉ muốn tiếp tục được chơi, chứ không phải làm bài tập về nhà và bài kiểm tra. Chơi giống như là với một người chơi nhạc, hoặc một cầu thủ, một người vận động viên không thích luyện tập; họ chỉ muốn được chơi môn thể thao ưa thích của mình.

Tóm lại: Người chơi là một người học chỉ vì niềm vui của việc được học, đến lớp chỉ vì thích được biết về những gì họ thích và thể hiện những gì họ giỏi. Họ biết rõ là mình giỏi, và thực sự không cần người khác nói cho họ biết điều đó.

2) Pupil – con ngoan trò giỏi, thú cưng của giáo viên, vân vân.

 Một Học sinh – pupil là một học sinh đúng nghĩa. Còn được gọi là teacher’s pet, thú cưng của giáo viên. Đây là những người đến lớp đúng giờ, làm bài tập đầy đủ và học hành chăm chỉ. Họ thích học và thích được giáo viên biết là họ đã học. Họ ngồi ở hàng ghế đầu tiên, muốn đạt điểm tốt, muốn đứng đầu. Có thể họ không quá hứng thú với môn học cụ thể nào cả, họ chỉ muốn đạt được thành tích cao, và họ thường sẽ muốn làm thế ở tất cả mọi lớp họ học.

Đó thường là hai dạng học sinh tốt nhất lớp – một Người chơi yêu thích môn học, và một Người học sinh yêu thích việc làm một học sinh xuất sắc. Ngoài ra trong hệ thống còn có hai dạng học sinh khác nữa, đó là:

3) Participant – người hòa đồng

 Một học sinh hòa đồng – participant sẽ thích đến lớp, nhưng không hẳn là vì thích đến để học như player hay đến vì thành tích như pupil. Một học sinh hòa đồng chỉ đơn giản là thích có bạn bè xung quanh; và lớp học là một nơi tuyệt vời để tương tác với những người bạn cùng tuổi. Họ thích được gặp những người họ đã biết, thích tán chuyện, thích được tham gia vào một tập thể nào đó. Với họ thì môn học nào đại loại cũng vậy – quan trọng nhất là có các “cạ cứng” ở cùng mình.

4) Prisoner – tù nhân

 Dạng 4 là dạng đáng buồn nhất. Một tù nhân – prisoner có mặt trong lớp gần như chỉ vì xã hội yêu cầu anh ta phải có mặt trong lớp. Một thứ quyền lực áp đặt từ bên ngoài nào đó – có thể là bố mẹ, thầy cô hoặc giáo trình bắt buộc của nhà trường hay chính sách của nhà nước – nói: “Em phải học môn học này, và em không có lựa chọn nào khác”. Một môn học với nhiều “tù nhân” thường là một môn học bắt buộc mà các “tù nhân” không thực sự thấy có một chút hứng thú nào hết với nó. Điều đáng nói với một tù nhân đấy là, nếu họ có quyền lựa chọn, họ chắc chắn sẽ bỏ học không do dự và ngay tức khắc. Nếu thầy giáo nói với họ: “Em biết đấy, em không cần bắt buộc phải đến đây hàng ngày đâu, cứ đến và đi khi em thích” – bạn sẽ biết chắc là họ sẽ không đến.

Một tù nhân không nhất thiết phải là một học sinh kém, hay một học sinh cá biệt – nhưng chắc chắn họ là một học sinh buồn chán. Có thể họ là một người học với năng lực học tập xuất sắc, có thể họ là những học sinh rất lễ phép và cư xử ngoan ngoãn trong giờ học – nhưng chỉ là… họ không thực sự muốn học môn học đó. Chỉ vậy thôi. Họ bị kẹt trong thế cảm thấy bị cưỡng ép phải làm một việc họ không muốn làm, và họ thấy ức chế, thấy buồn chán. Biểu hiện thì có thể có rất nhiều – dĩ nhiên – từ vẽ trong giờ học đến làm bài tập môn khác, đến nhìn ra cửa số, làm việc riêng cho đến phá rối trong giờ học.

Một học sinh có thể là một player ở một môn học này, là một pupil học gạo chỉ để kiếm điểm 10 ở một môn khác. Ở một môn học này họ có thể đến lớp chỉ để có cơ hội giao du với bạn bè như một participant, trong khi luôn luôn đau khổ buồn chán trong mỗi giờ học như một prisoner ở một môn học kia. Điều này có thể đúng với mọi môn học, và một học sinh có thể là nhiều dạng khác nhau ở nhiều môn học khác nhau, tùy vào tính cách và hứng thú và các đặc điểm riêng của từng em.

Biết được điều này có ích gì với người dạy?

 Nhiều chứ. Người giáo viên có thể được hướng dẫn để nhận biết các học sinh khác nhau trong lớp của mình rơi vào nhóm nào, để có phương pháp giảng dạy khác nhau với từng nhóm.

1. Với một prisoner – tù nhân, giáo viên cần phải có một chút cảm thông với tình cảnh của học sinh. Khi hiểu rằng họ không muốn ngồi đây nghe mình giảng một chút nào, người giáo viên sẽ biết mình không nên kỳ vọng các bạn này sẽ có thái độ tuyệt vời trong lớp của mình – chỉ cần họ giữ trật tự và đừng làm ảnh hưởng đến các học sinh khác là đủ tốt rồi. Không phải ai cũng có thể có cùng mức hứng thú với mọi môn học trên đời, và người giáo viên nên cho học sinh biết là mình hiểu điều này.

2. Với một participant – người hòa đồng, giáo viên có thể lưu tâm và thiết kế giờ học có thực sự nhiều những tương tác giữa các học sinh. Đây là những người thích làm việc với các bạn của mình; người giáo viên có thể hướng sự thích tương tác đó vào các hoạt động học tập tích cực, như các hoạt động nhóm chẳng hạn.

3. Với một pupil – học sinh con ngoan trò giỏi thích thấy điểm 10, hãy cho họ nhiều nhận xét hơn những người khác. Thêm một vài dòng lời phê chi tiết trong bài tập viết của các em ấy chẳng hạn, hay một lời động viên: “A này, bài kiểm tra này làm tốt lắm! Tiếp tục giữ vững phong độ nhé!”. Hơn bất cứ cái gì, động viên và sự quan tâm từ giáo viên sẽ là động lực rất lớn giữ vững phong độ học cho các em nhóm này.

4. Với một player – người chơi, giáo viên có thể nói chuyện nhiều hơn với các em ấy, hướng dẫn các em ấy tới những kiến thức bổ sung, và hấp dẫn dù có thể nằm ngoài giáo trình. Bồi bổ cho tình yêu và sự hứng thú có sẵn của các em này với môn học, bởi vì hơn bất cứ gì khác, chính sự hứng thú này là động lực để các em ấy học.

 Bài viết có sự chém gió và ghi chép thêm dựa trên kinh nghiệm và ý kiến cá nhân của người viết những dòng này, không phải dịch nguyên văn. Bài viết gốc có thể được tìm thấy ở đây:http://www.elllo.org/english/1251/1290-Todd-Julia-Teaching.htm

Hà Nội, 12/04/2015

Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)

Tại sao nên chọn Đại học?

new-140122-graduation-jms-1904_75033af413ca334338a9cbfd07d9754a

“Hỏi ‘Liệu có đáng học đại học không?’ là một câu hỏi công bằng”, chủ tịch Đại học Harvard Drew Faust nói. “Với tôi, câu trả lời rất đơn giản: Có. Đi học đại học sẽ là một trong những quyết định đúng đắn nhất bạn đưa ra trong đời.”

http://www.harvard.edu/president/speech/2014/case-for-college

NGÀY 24 THÁNG MƯỜI, 2014

Phát biểu tại Trường trung học Booker T. Washington về Trình diễn và Nghệ thuật thị giác tại Dallas, Texas

Như đã được phát biểu

Cám ơn các bạn rất nhiều. Thật tuyệt khi được ở đây, tại Dallas, và tôi rất biết ơn những lời phát biểu của Richard và Molly cũng như màn trình diễn tuyệt vời trước đó. Tôi cũng muốn cảm ơn tất cả mọi người tại trường này và hơn thế đã giúp sự kiện này có thể diễn ra hôm nay. Tôi biết nó tốn rất nhiều công sức, và tôi rất biết ơn khi là người được hưởng lợi từ nó.

Tôi đặc biệt vui mừng khi được ở đây hôm nay với các bạn tại ngôi trường được đặt theo tên của Booker T. Washington. Tôi tin rằng ông sẽ vô cùng tự hào về ngôi trường này, nơi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân quyền của đất nước chúng ta và giờ là một trong những trường trung học về nghệ thuật xuất sắc nhất cả nước Mỹ. Washington đã nhận tấm bằng danh dự đầu tiên mà đại hoc Harvard từng trao cho một người Mỹ gốc Phi. Đó là vào năm 1896. Vào thời của Washington, được vào đại học là một thành tựu hiếm có mà chỉ có một số ít người Mỹ và một số ít hơn nữa những người Mỹ gốc Phi đạt được – những người mà, kể cả sau khi đã vào được đại học, vẫn còn rất nhiều khó khăn chờ đợi.

Ấy vậy nhưng ngay từ những ngày đầu tiên của đất nước chúng ta, giáo dục đã được coi như là nền tảng cho dân chủ và quyền công dân, cho sự năng động của xã hội và sự giàu mạnh của đất nước. Nay đã đến gần điểm cuối của những năm tháng trung học của mình, các bạn phải lựa chọn giáo dục sẽ đóng vai trò gì trong việc định hình cuộc đời bạn. Khi cân nhắc đến những điều sẽ đến tiếp theo, bạn có thể sẽ tự hỏi mình những câu hỏi về đại học, những câu hỏi như:

Liệu mình có thể chi trả nổi đại học không? Làm thế nào mình có thể vay tiền hoặc giành học bổng, và nợ thế nào thì là quá nhiều? Làm thế nào để mình chọn được đúng trường? Chọn chương trình hai năm hay bốn năm? Mình nên học gì? Liệu mình vẫn có thể ở bên gia đình khi mình đi học đại học không? Liệu mình còn có thể giữ được liên lạc với những người bạn cũ? Làm thế nào mình có thể chuẩn bị tốt nhất cho thế giới việc làm? Liệu thằng em trai mình sẽ chiếm phòng ngủ của mình chứ?

Đây đều là những câu hỏi thực tế. Và hỏi “Liệu có đáng học đại học không?” cũng là một câu hỏi công bằng nữa, và rất nhiều người trên khắp đất nước đang hỏi câu hỏi đó. Với tôi, câu trả lời rất đơn giản: Có. Đi học đại học sẽ là một trong những quyết định đúng đắn nhất bạn đưa ra trong đời.

Trên thực tế, tôi tin rằng lúc này đại học lại càng cần thiết hơn bao giờ hết, và tôi muốn dành một ít phút hôm nay để giải thích tại sao.

Cho phép tôi bắt đầu với một số lợi ích mà có thể dễ dàng đo đếm được. Không có nghi ngờ gì rằng đại học là một khoản đầu tư sinh lời về mặt tài chính. Một loạt các kết quả khảo sát đã cho thấy những lợi thế về kinh tế của một chương trình đại học bốn năm:

Trong quãng thời gian một đời, một sinh viên tốt nghiệp từ đại học có thể mong chờ làm được hơn 60 phần trăm những người không học đại học, tức tương đương hơn một triệu đô-la.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng đến năm 2011, một sinh viên tốt nghiệp đại học bình thường không chỉ có nhiều khả năng kiếm được việc hơn người chỉ tốt nghiệp trung học, mà còn kiếm được mức lương khởi điểm nhiều hơn đến 21.000 đô-la.

Và các cô gái trẻ, hãy ghi nhớ: Một tấm bằng đại học còn tạo ra sự khác biệt lớn hơn nhiều cho bạn. Một phụ nữ từ 25 đến 34 tuổi với một tấm bằng cử nhân có thể mong chờ kiếm được hơn 70 phần trăm so với nếu cô ấy chỉ hoàn thành bằng trung học.

Những người tốt nghiệp đại học cũng thường sống một cách tích cực hơn. Họ đi bầu cử nhiều hơn. Họ làm tình nguyện còn nhiều hơn nữa. Như nhà lãnh đạo dân quyền của thế kỷ 20 Nannie Burroughs đã nói, giáo dục là “bảo hiểm của một nền dân chủ”. Người tốt nghiệp đại học cũng đồng thời sở hữu nhà riêng nhiều hơn. Họ khỏe mạnh hơn và ít hút thuốc hơn. Con cái họ cũng đi học đại học nhiều hơn. Đây là những lý do rất mạnh để học lấy một tấm bằng đại học.

Nhưng còn những lợi ích của đại học mà khó đo đếm hơn – những lợi ích mà tôi thấy quanh mình mỗi ngày? Chúng là những lý do cũng mạnh không kém để ủng hộ cho giáo dục đại học, và chúng làm tăng thêm rất nhiều giá trị cho một con người trong suốt đời họ:

Trước tiên, đại học sẽ đưa bạn đến những nơi bạn chưa bao giờ đến trước đây. Một vài trong số các bạn sẽ chọn một trường đại học tại một thành phố khác, bang khác, hoặc thậm chí một quốc gia khác, và bạn sẽ học được rất nhiều từ những môi trường mới này. Nhưng kể cả khi bạn chỉ học ở những đại học gần nhà, chương trình học của bạn sẽ giới thiệu với bạn những nơi bạn chưa bao giờ đến, và có lẽ còn chưa bao giờ từng tưởng tượng ra. Một khóa học đại học có thể đưa bạn đi sâu vào những thành tố cơ bản của vật chất, từ những sinh thể sống nhỏ nhất trên hành tinh này tới những đám bụi sao nơi xa nhất của vũ trụ. Học về chính sách công có thể cho bạn cái nhìn vào bên trong cách làm việc của Nghị viện, hay của Liên Hợp Quốc, hay của Hội đồng trường học Dallas, và có thể giúp bạn nhìn những điều đang diễn ra ở đó dưới một ánh sáng mới. Các giáo sư có thể giúp bạn khai phá quá khứ, giúp bạn đứng vững trong hiện tại, và chuẩn bị bạn cho tương lai mà bạn sẽ góp phần định hình. Một khu khai quật khảo cổ bên ngoài văn phòng của tôi đang tiết lộ cuộc sống đã thế nào vào thế kỷ 17 tại Harvard – những thứ họ tìm thấy hầu hết là vỏ chai bia (một bình luận thú vị về những gì nằm ở trung tâm đời sống sinh viên bốn thế kỷ trước đây), nhưng họ cuối cùng đã tìm thấy một mẩu bút chì, và rồi, một cách kỳ diệu, những con chữ khắc đã từng được dùng để in những cuốn Kinh Thánh đầu tiên bằng ngôn ngữ Châu Mỹ bản địa. Trong một phòng thí nghiệm chỉ nằm ngay bên kia sân trường, các sinh viên và giáo viên đang phát minh những thứ của khoa học viễn tưởng: những máy in 3D có thể chế tạo một quả thận người, và những con robot có thể tự gấp lại mà có thể sẽ hữu ích trong những cuộc giải cứu khi thảm họa. Đại học là một trong những cơ hội tốt nhất mà chúng ta sẽ có để thỏa mãn trí tò mò của chúng ta – để đăng ký một khóa học về nghệ thuật, hoặc văn học – hoặc triết lý chính trị – hay để khám phá cuộc sống của một thế kỷ khác hoặc của một nền văn hóa khác.

Bạn có thể thu được rất nhiều thông tin ở Đại học, bao gồm cả về những điều hết sức đa dạng và kỳ diệu. Chỉ cách đây không xa về phía Nam, tại Texas A&M, bạn có thể kiểm nghiệm về thị trường và đồng tiền các nước trong một khóa học có tên “Lý Thuyết và Chính Sách Thương Mại Thế Giới”, hoặc bạn có thể khám phá khóa học “Khoa học về Côn trùng trong Pháp y” hoặc – môn ưa thích của tôi – “Ngôn từ của Phong trào Dân quyền”.

Tại Baylor, danh sách học của các bạn có thể bao gồm “Trí thông minh và Hành động kín đáo”; “Phân tích cấu trúc Máy bay”, hoặc “Âm nhạc và Xã hội Đô thị”.

Đại học là tấm hộ chiếu để đến những nơi khác nhau, những thời điểm khác nhau, và những cách nghĩ khác nhau. Nó là cơ hội để chúng ta tự hiểu về chính mình theo một cách khác, để nhìn xem cuộc sống của chúng cả giống và không giống cuộc sống của những người đã tồn tại ở những kỷ nguyên khác, và những vùng đất khác.

Thứ hai, đại học giới thiệu với bạn những người bạn chưa gặp bao giờ. Điều này đúng trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kể cả nếu bạn có chọn một trường đại học tại ngay tại nơi mình sống và tiếp tục ở với gia đình, lớp học của bạn vẫn sẽ có đầy những người bạn chưa từng tiếp xúc với bao giờ, với những quan điểm và trải nghiệm sống mới mẻ với bạn. Một trong những cách quan trọng nhất để người sinh viên học được những điều mới, ở các trường đại học dù ở khắp mọi nơi, là thông qua tương tác với những người không giống họ. Nếu bạn học một Đại học nội trú, bạn cùng phòng ký túc với bạn có thể đến từ Texarkana, hoặc Toledo, hoặc Đài Bắc. Bên trong và bên ngoài phòng học, bạn sẽ được tiếp xúc với những quan điểm mới – trong các cuộc hội thoại diễn ra sau một lớp học, trên một sân bóng, trong một buổi học nhóm thâu đêm diễn ra trong một phòng ký túc đông người. Tôi nhớ có một sinh viên, đến từ một gia đình theo đạo Thiên Chúa Phúc Âm tại Staunton, Virginia, người đã được nhận vào Harvard nhưng không chắc liệu mình có thể hòa nhập được với một ngôi trường ở vùng Đông Bắc hay không. Khi cậu ấy tới tham dự khóa gặp gỡ cuối tuần dành cho các sinh viên mới được nhận, cậu thấy mình tham gia vào một cuộc thảo luận thâu đêm với các sinh viên mới được nhận khác đến từ khắp nơi trên thế giới, tranh luận về việc những đặc điểm nào làm nên một anh hùng thực sự. Không phải tất cả mọi người đều nhất trí được với một quan điểm cuối cùng, nhưng chính những sự khác biệt giữa các ý kiến mới là thứ khiến cuộc trò chuyện gây nhiều hứng thú tới vậy, và khiến cậu nhận ra  tất cả những thứ cậu có thể được học tại một nơi đầy ắp những cái đầu thông minh, thú vị với vô vàn những quan điểm khác nhau rất đa dạng. Sự đa dạng không phải chỉ là một câu khẩu hiệu, hay một thứ chúng ta mong mỏi một cách tùy tiện. Sự đa dạng này chính nó cũng đã là một lớp học. Và bất chấp những sự khác biệt, bạn sẽ tạo được những mối quan hệ bạn có thể giữ được cả đời. Hãy để tôi hỏi những người lớn trong căn phòng này: Bao nhiêu trong số các bạn đã gặp một người bạn hay một đồng nghiệp của mình tại Đại học, và giờ người đó vẫn đóng một phần quan trọng trong cuộc đời bạn lúc này? Có nhiều cánh tay thật đấy.

Theo nghĩa hình tượng, bạn sẽ được “gặp” những người đã giúp định hình lịch sử. Bạn sẽ có thể được tiếp xúc với những nhà khoa học như Ada Lovelace hay Marie Curie hoặc Albert Einstein, với các tác giả như Toni Morrison hoặc John Steinbeck, với những nhà triết học như Kant hay Khổng Tử.

Thứ ba, đại học giúp bạn nhận ra những giấc mơ bạn chưa từng mơ đến trước đây. Đại học có thể cho bạn cảm giác thỏa mãn khi chinh phục được một công việc trí tuệ – một nghiên cứu hoặc một dự án hoặc một thí nghiệm – hoặc một vở kịch hay một bản nhạc – mà khiến bạn cảm thấy tự hào vì nó. Nó cũng đồng thời dạy cho bạn sức mạnh của trí tưởng tượng. Nó thôi thúc bạn đi sâu hơn nữa vào chính mình, và kết quả bạn nhận được thường rất đáng ngạc nhiên. Conan O’Brien đã đến Harvard trông chờ là mình sẽ theo đuổi chuyên ngành về nghiên cứu chính phủ, nhưng những trải nghiệm của ông tại Harvard Lampoon, tờ tạp chí hài hước trong trường, đã cho ông một phương tiện để chuyển nhưng quan sát của ông về thế giới thành những bức tranh biếm họa và những mẩu chuyện cười, và để cuối cùng dẫn ông đến một sự nghiệp trước máy quay, với tư cách là một người dẫn chương trình talk-show đêm khuya, khiến hàng triệu người bật tiếng cười – trong đó có thể có bạn – mỗi đêm.

Zar Zavala, người đã tốt nghiệp Trung học Eastwood tại El Paso vào năm 2007, tới đại học và tin rằng ông muốn trở thành một luật sư – chính xác hơn à một luật sư chuyên trách về bản quyền sáng chế. Ông đăng ký một lớp về sinh học vào năm nhất, và vào giữa một buổi nghe giảng về nguyên tử SNARE, ông chợt nhận ra: “Đây là thứ mình thực sự yêu thích. Nghiên cứ về sinh học, và làm việc khám phá những điều mới nhất trong ngành y dược là thứ mình muốn làm”. Giờ, bảy năm sau, thế giới đã mất đi một luật sư về bản quyền sáng chế, và đã có thêm một nghiên cứu sinh về khoa học thần kinh (neuroscience), làm việc với các bệnh nhân Parkinson để tìm ra cách não tác động tới khả năng chuyển động.

Một sinh viên khác tên Jordan Metoyer, từ  Inglewood, California, tới Đại học Texas tại Austin để học về tài chính. Việc căn nhà của bà cô bị ngân hàng tịch thu để thế nợ khi cô đang ở giữa năm hai đã tạo động lực khiến cô hứng thú với việc học về kinh tế và nghiên cứu đô thị. Và với sự hỗ trợ của Đại học Texas tại Austin, Jordan đã đi từ Dallas tới Detroit, từ Châu Phi với Trung Quốc, so sánh các chính sách nhà đất tại những trung tâm đô thị khắp nơi trên thế giới. Đến thời điểm tốt nghiệp, cô đã giành được một Học bổng Truman, và làm một bộ phim tài liệu về sự nghèo đói tại khu vực ngoại thành. Lúc này, cô là một người trẻ hai mươi tuổi-gì đó làm việc cho Nhà Trắng, giúp cải thiện điều kiện nhà ở cho các cộng đồng ở khắp nơi trên nước Mỹ.

Đại học mở cho bạn những cánh cửa bạn thậm chí còn chưa từng biết có chúng ở đó. Nó thách thức bạn phải suy nghĩ. “Nghĩ” là một từ có thể bị lãng quên, bị giới hạn trong sự vội vàng của chúng ta để giao tiếp nhanh hơn và nhiều hơn nữa, bị bỏ lại khi não chúng ta chật vật để theo kịp các thiết bị của chúng ta. Trước cơn lũ ồ ạt của email và tin nhắn và tweet và các hình ảnh, chúng ta có thể đã không nhận ra rằng chỉ đơn giản “xử lý” thông tin không đồng nghĩa với thực sự suy ngẫm về nó. Chúng ta có thể quét nhanh qua một cái tiêu đề mà không đào sâu vào câu chuyện được kể, hoặc liếc qua một email mà không đọc hết cho đến tận dòng cuối. Đó không phải là con đường để dẫn đến một hiểu biết sâu sắc.

Không phải rằng tất cả chúng ta đều cố gắng chạy đua đểtiến lên, chỉ đơn giản là chúng ta không có đủ sự chú tâm để đi vòng quanh. 98 phần trăm người Mỹ trẻ tuổi sở hữu điện thoại di động, thứ luôn đòi hỏi sự chú ý của bạn: khi bạn ngủ, khi bạn nói chuyện với một ai khác, và tôi khá chắc là trong khi bạn đang nghe một bài phát biểu như thế này. Một năm trước, vào tháng Mười năm 2013, một công ty ứng dụng đã tập hợp dữ liệu từ 150.000 người dân Mỹ và phát hiện ra rằng họ kiểm tra điện thoại của mình chín lần mỗi giờ, hay tức là 110 lần mỗi ngày. Một số người kiểm tra màn hình di động của họ nhiều đến 900 lần trong vòng nửa ngày. Có bao nhiêu trong số các bạn ở đầy đã kiểm tra điện thoại của mình kể từ khi tôi bắt đầu nói vậy?

Chúng ta tiêu thụ quá nhiều thông tin trên quá nhiều loại màn hình của chúng ta đến độ chúng ta không nhiều khi dành thời gian để cân nhắc xem mình sẽ phản hồi như thế nào. Thông tin đi ra từ đầu ngón tay của chúng ta gần như không đi qua não của chúng ta nữa – thứ có thể là lý do cho việc tại sao rất nhiều từ ngữ và thậm chí là các ký tự chữ cái đang có vẻ biến mất dần khỏi tiếng Anh, như là sự lan truyền của những OMG, BTW hay nhất là thứ ở-đâu-cũng có như LOL đã chỉ ra. Đại học, ngược lại, đòi hỏi sự tư duy sâu và nghiền ngẫm có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng, và cả một số các ký tự đang sắp bị mất đi kia nữa. Trong vài tuần gần đây, ca sĩ nhạc rap Prince Ea đã lên tiếng kêu gọi “những cuộc hội thoại không có những từ viết tắt”. Tôi ủng hộ anh ta.

Đại học dạy chúng ta “Nghĩ chậm”. Không ai phủ nhận giá trị của tốc độ, của sự kết nối, và của thế giới ảo trong một nền kinh tế phát triển trên cả ba lĩnh vực đó. Nhưng đại học cũng có thể giúp bạn chậm lại. Và đó, có lẽ, là một bài học bạn không được dạy nhiều đến vậy: Giảm tốc độ xử lý của anh lại. Đại học dạy bạn cách sàng lọc qua một khối lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, truy cập chúng, và dùng chúng một cách có suy xét. Nói cách khác, bạn học được cách loại bỏ thông tin cũng như cách tiếp nhận chúng. Khả năng xem xét và kiểm nghiệm một mẩu thông tin với tư duy suy xét, trước khi quyết định xem liệu có chấp nhận nó hay không, là một kỹ năng sống còn cần có trong nơi làm việc, và là một kỹ năng sống còn trong cuộc sống. Một chủ nhiệm khoa tại Harvard từng nói với các sinh viên rằng khả năng có thể phát hiện ra khi ai đó đang nói nhăng cuội chính là mục đích chính của giáo dục.

“Thông tin” có ở khắp mọi nơi; nhưng “kiến thức” và “hiểu biết” thực sự khó đạt được hơn nhiều. Đó là thứ đại học sẽ đòi hỏi ở các bạn.

“Nghĩ chậm” có lẽ sẽ không bao giờ trở thành một câu khẩu hiệu, như là “Nghĩ khác” của Steve Job, nhưng với tôi nó như một lời khẳng định hấp dẫn. Một giáo sư về nghệ thuật lịch sử ở Harvard,  cô Jennifer Roberts, đã khám phá thứ cô gọi là “sức mạnh của sự kiên nhẫn” trong các lớp học của mình, dạy các sinh viên cách dành thời gian khi họ nhìn ngắm một tác phẩm nghệ thuật. Cô muốn họ thâm nhập vào vượt sâu hơn lớp vỏ phù phiếm và ngay trực tiếp bên ngoài. Cô muốn họ dành thời gian để thực sự khám phá.

Trong kinh doanh, những món lợi nhuận khổng lồ có thể được tạo ra bởi những công ty biết nhiều hơn, hành động trước, và kết nối nhanh hơn. Nhưng có một dạng lợi nhuận khác, một món lợi nhuận bền lâu hơn, luôn có sẵn cho những ai chịu chậm lại và đi một con đường khó đi hơn. Đại học có thể giúp bạn học cách nghĩ như thế nào, hơn là nghĩ về cái gì. Và, có lẽ, bạn sẽ học được cả giá trị lớn lao của sự khiêm tốn khi đối diện với tất cả những thứ chúng ta còn chưa biết.

Thế giới công việc luôn liên tục thay đổi, và các nhà tuyển dụng càng lúc càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của sự hợp tác và sự sáng tạo. Càng ngày càng nhiều các tổ thức tìm kiếm những người trẻ tài năng không những chỉ biết cách làm việc chăm chỉ, giao tiếp tốt, và quản lý thông tin một cách có suy xét, mà còn phải biết làm thế với một tư duy rộng mở. Vun đắp cho năng lực suy nghĩ của bạn chính là một trong những điều tuyệt nhất bạn có thể đòi hỏi ở bản thân mình trong một trường đại học.

Tất nhiên, không ai trong chúng ta có thể đoán trước được tương lai. Một trong những phần quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta – mạng Internet – cũng mới chỉ tồn tại lâu hơn các bạn một chút. Thứ duy nhất chúng ta biết chắc là sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng, và nó sẽ diễn ra liên tục. Để có thể liên tục thích nghi, như đại học sẽ dạy bạn, là phải tự trang bị cho bản thân để sẵn sàng cho những thử thách chúng ta còn chưa thể biết trước là gì. Ở trường hợp tốt đẹp nhất, đại học sẽ làm cho bạn nhiều hơn là chỉ giúp bạn chuẩn bị cho công việc đầu tiên của mình; nó giúp dự đoán, và có lẽ thậm chí là cả tạo ra, công việc thứ tư hoặc thứ năm của bạn, một công việc mà hiện giờ có thể thậm chí còn chưa tồn tại.

Một sự giáo dục của một đại học chất lượng sẽ dạy bạn cách để bắt đầu tự dạy chính mình, một dự án sẽ kéo dài suốt cả đời bạn. Nó đem đến một phòng thí nghiệm của vô vàn những khả năng.

Vậy, Điều Gì Sẽ Xảy Đến Tiếp Theo? Bạn sẽ quyết định gì về việc giáo dục sẽ đóng một vai trò thế nào trong cuộc đời bạn?

Một trong những huấn luyện viên thể thao được yêu quý nhất của Harvard, một người đàn ông tên Harry Parker, từng được một trong các vận động viên của ông miêu tả là “có thể khiến người khác tự chứng minh bản thân họ với chính họ”. Ông ấy sẽ nói, “Đây là thứ mà bạn có thể trở thành. Bạn có muốn trở thành thế không?”. Với một số người, một huấn luyện viên là người sẽ giơ lên cho bạn tấm gương với hình ảnh đó. Với những người khác, đó có thể là một người thầy, một người cộng sự, một vị phụ huynh, một người bạn. Nhưng tôi muốn để lại các bạn với ý nghĩ này: Với rất nhiều người, tấm gương đó chính là trường đại học, một tấm gương không giống một tấm gương nào khác – cho chúng ta thấy điều có thể, thách thức chúng ta nhìn xa hơn, hỏi chúng ta: “Bạn có muốn trở thành thế không?”

Tôi đã gọi bài nói này là “The case for college” – “Lời biện hộ, đấu tranh cho đại học”, vì tôi tin rằng đại học thay đổi cuộc sống. Nó mở ra những cơ hội, phản ánh thông quan những số liệu mà như tôi đã đọc lúc đầu. Có lẽ còn quan trọng hơn thế, nó giúp khai mở những tâm trí và những thế giới – theo một cách nó kéo dãn chúng ta – gần như là lôi chúng ta đi – để trở thành những người khác. Tôi thường hỏi các sinh viên của mình khi họ đến gần ngày tốt nghiệp là họ cảm thấy mình khác đi thế nào so với ngày họ đặt chân vào trường. Họ nói họ đã biết nhiều hơn. Họ thường xuyên nói họ đã tìm thấy một niềm đam mê họ chưa từng tưởng tượng ra trước đây – một lĩnh vực nghiên cứu, một nghề nghiệp mà họ muốn cống hiến cả đời để theo đuổi. Nhưng thứ quan trọng nhất, họ thường nói với tôi, là việc họ có một cách mới để tiếp cận thế giới, thông quan sức mạnh của việc học, phân tích, thay đổi để thích nghi với những thứ họ đã thấu hiểu. Và vì vậy tôi xin để lại các bạn với một câu hỏi: “Bạn có thể trở thành ai? Bạn có muốn trở thành thế không?”. Bất kể các bạn có đi đến đâu, bất kể các bạn có làm gì tiếp theo, hãy chấp nhận thách thức đó. Hãy tự hỏi mình câu hỏi đó. Bạn xứng đáng với điều đó.

Cảm ơn các bạn.

Dịch bởi: Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)

Dịch xong tại Hà Nội, ngày 07/02/2015, lúc 13:22.

Tại sao nên chọn Đại học?

1969126_10202450955915724_1578956630733021080_n

“Hỏi ‘Liệu có đáng học đại học không?’ là một câu hỏi công bằng”, chủ tịch Đại học Harvard Drew Faust nói. “Với tôi, câu trả lời rất đơn giản: Có. Đi học đại học sẽ là một trong những quyết định đúng đắn nhất bạn đưa ra trong đời.”

 http://www.harvard.edu/president/speech/2014/case-for-college

 NGÀY 24 THÁNG MƯỜI, 2014 

Phát biểu tại Trường trung học Booker T. Washington về Trình diễn và Nghệ thuật thị giác tại Dallas, Texas 

Như đã được phát biểu 

Cám ơn các bạn rất nhiều. Thật tuyệt khi được ở đây, tại Dallas, và tôi rất biết ơn những lời phát biểu của Richard và Molly cũng như màn trình diễn tuyệt vời trước đó. Tôi cũng muốn cảm ơn tất cả mọi người tại trường này và hơn thế đã giúp sự kiện này có thể diễn ra hôm nay. Tôi biết nó tốn rất nhiều công sức, và tôi rất biết ơn khi là người được hưởng lợi từ nó.

Tôi đặc biệt vui mừng khi được ở đây hôm nay với các bạn tại ngôi trường được đặt theo tên của Booker T. Washington. Tôi tin rằng ông sẽ vô cùng tự hào về ngôi trường này, nơi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân quyền của đất nước chúng ta và giờ là một trong những trường trung học về nghệ thuật xuất sắc nhất cả nước Mỹ. Washington đã nhận tấm bằng danh dự đầu tiên mà đại hoc Harvard từng trao cho một người Mỹ gốc Phi. Đó là vào năm 1896. Vào thời của Washington, được vào đại học là một thành tựu hiếm có mà chỉ có một số ít người Mỹ và một số ít hơn nữa những người Mỹ gốc Phi đạt được – những người mà, kể cả sau khi đã vào được đại học, vẫn còn rất nhiều khó khăn chờ đợi.

Ấy vậy nhưng ngay từ những ngày đầu tiên của đất nước chúng ta, giáo dục đã được coi như là nền tảng cho dân chủ và quyền công dân, cho sự năng động của xã hội và sự giàu mạnh của đất nước. Nay đã đến gần điểm cuối của những năm tháng trung học của mình, các bạn phải lựa chọn giáo dục sẽ đóng vai trò gì trong việc định hình cuộc đời bạn. Khi cân nhắc đến những điều sẽ đến tiếp theo, bạn có thể sẽ tự hỏi mình những câu hỏi về đại học, những câu hỏi như:

Liệu mình có thể chi trả nổi đại học không? Làm thế nào mình có thể vay tiền hoặc giành học bổng, và nợ thế nào thì là quá nhiều? Làm thế nào để mình chọn được đúng trường? Chọn chương trình hai năm hay bốn năm? Mình nên học gì? Liệu mình vẫn có thể ở bên gia đình khi mình đi học đại học không? Liệu mình còn có thể giữ được liên lạc với những người bạn cũ? Làm thế nào mình có thể chuẩn bị tốt nhất cho thế giới việc làm? Liệu thằng em trai mình sẽ chiếm phòng ngủ của mình chứ?

Đây đều là những câu hỏi thực tế. Và hỏi “Liệu có đáng học đại học không?” cũng là một câu hỏi công bằng nữa, và rất nhiều người trên khắp đất nước đang hỏi câu hỏi đó. Với tôi, câu trả lời rất đơn giản: Có. Đi học đại học sẽ là một trong những quyết định đúng đắn nhất bạn đưa ra trong đời.

Trên thực tế, tôi tin rằng lúc này đại học lại càng cần thiết hơn bao giờ hết, và tôi muốn dành một ít phút hôm nay để giải thích tại sao.

Cho phép tôi bắt đầu với một số lợi ích mà có thể dễ dàng đo đếm được. Không có nghi ngờ gì rằng đại học là một khoản đầu tư sinh lời về mặt tài chính. Một loạt các kết quả khảo sát đã cho thấy những lợi thế về kinh tế của một chương trình đại học bốn năm:

Trong quãng thời gian một đời, một sinh viên tốt nghiệp từ đại học có thể mong chờ làm được hơn 60 phần trăm những người không học đại học, tức tương đương hơn một triệu đô-la.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng đến năm 2011, một sinh viên tốt nghiệp đại học bình thường không chỉ có nhiều khả năng kiếm được việc hơn người chỉ tốt nghiệp trung học, mà còn kiếm được mức lương khởi điểm nhiều hơn đến 21.000 đô-la.

Và các cô gái trẻ, hãy ghi nhớ: Một tấm bằng đại học còn tạo ra sự khác biệt lớn hơn nhiều cho bạn. Một phụ nữ từ 25 đến 34 tuổi với một tấm bằng cử nhân có thể mong chờ kiếm được hơn 70 phần trăm so với nếu cô ấy chỉ hoàn thành bằng trung học.

Những người tốt nghiệp đại học cũng thường sống một cách tích cực hơn. Họ đi bầu cử nhiều hơn. Họ làm tình nguyện còn nhiều hơn nữa. Như nhà lãnh đạo dân quyền của thế kỷ 20 Nannie Burroughs đã nói, giáo dục là “bảo hiểm của một nền dân chủ”. Người tốt nghiệp đại học cũng đồng thời sở hữu nhà riêng nhiều hơn. Họ khỏe mạnh hơn và ít hút thuốc hơn. Con cái họ cũng đi học đại học nhiều hơn. Đây là những lý do rất mạnh để học lấy một tấm bằng đại học.

Nhưng còn những lợi ích của đại học mà khó đo đếm hơn – những lợi ích mà tôi thấy quanh mình mỗi ngày? Chúng là những lý do cũng mạnh không kém để ủng hộ cho giáo dục đại học, và chúng làm tăng thêm rất nhiều giá trị cho một con người trong suốt đời họ:

Trước tiên, đại học sẽ đưa bạn đến những nơi bạn chưa bao giờ đến trước đây. Một vài trong số các bạn sẽ chọn một trường đại học tại một thành phố khác, bang khác, hoặc thậm chí một quốc gia khác, và bạn sẽ học được rất nhiều từ những môi trường mới này. Nhưng kể cả khi bạn chỉ học ở những đại học gần nhà, chương trình học của bạn sẽ giới thiệu với bạn những nơi bạn chưa bao giờ đến, và có lẽ còn chưa bao giờ từng tưởng tượng ra. Một khóa học đại học có thể đưa bạn đi sâu vào những thành tố cơ bản của vật chất, từ những sinh thể sống nhỏ nhất trên hành tinh này tới những đám bụi sao nơi xa nhất của vũ trụ. Học về chính sách công có thể cho bạn cái nhìn vào bên trong cách làm việc của Nghị viện, hay của Liên Hợp Quốc, hay của Hội đồng trường học Dallas, và có thể giúp bạn nhìn những điều đang diễn ra ở đó dưới một ánh sáng mới. Các giáo sư có thể giúp bạn khai phá quá khứ, giúp bạn đứng vững trong hiện tại, và chuẩn bị bạn cho tương lai mà bạn sẽ góp phần định hình. Một khu khai quật khảo cổ bên ngoài văn phòng của tôi đang tiết lộ cuộc sống đã thế nào vào thế kỷ 17 tại Harvard – những thứ họ tìm thấy hầu hết là vỏ chai bia (một bình luận thú vị về những gì nằm ở trung tâm đời sống sinh viên bốn thế kỷ trước đây), nhưng họ cuối cùng đã tìm thấy một mẩu bút chì, và rồi, một cách kỳ diệu, những con chữ khắc đã từng được dùng để in những cuốn Kinh Thánh đầu tiên bằng ngôn ngữ Châu Mỹ bản địa. Trong một phòng thí nghiệm chỉ nằm ngay bên kia sân trường, các sinh viên và giáo viên đang phát minh những thứ của khoa học viễn tưởng: những máy in 3D có thể chế tạo một quả thận người, và những con robot có thể tự gấp lại mà có thể sẽ hữu ích trong những cuộc giải cứu khi thảm họa. Đại học là một trong những cơ hội tốt nhất mà chúng ta sẽ có để thỏa mãn trí tò mò của chúng ta – để đăng ký một khóa học về nghệ thuật, hoặc văn học – hoặc triết lý chính trị – hay để khám phá cuộc sống của một thế kỷ khác hoặc của một nền văn hóa khác.

Bạn có thể thu được rất nhiều thông tin ở Đại học, bao gồm cả về những điều hết sức đa dạng và kỳ diệu. Chỉ cách đây không xa về phía Nam, tại Texas A&M, bạn có thể kiểm nghiệm về thị trường và đồng tiền các nước trong một khóa học có tên “Lý Thuyết và Chính Sách Thương Mại Thế Giới”, hoặc bạn có thể khám phá khóa học “Khoa học về Côn trùng trong Pháp y” hoặc – môn ưa thích của tôi – “Ngôn từ của Phong trào Dân quyền”.

Tại Baylor, danh sách học của các bạn có thể bao gồm “Trí thông minh và Hành động kín đáo”; “Phân tích cấu trúc Máy bay”, hoặc “Âm nhạc và Xã hội Đô thị”.

Đại học là tấm hộ chiếu để đến những nơi khác nhau, những thời điểm khác nhau, và những cách nghĩ khác nhau. Nó là cơ hội để chúng ta tự hiểu về chính mình theo một cách khác, để nhìn xem cuộc sống của chúng cả giống và không giống cuộc sống của những người đã tồn tại ở những kỷ nguyên khác, và những vùng đất khác.

Thứ hai, đại học giới thiệu với bạn những người bạn chưa gặp bao giờ. Điều này đúng trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kể cả nếu bạn có chọn một trường đại học tại ngay tại nơi mình sống và tiếp tục ở với gia đình, lớp học của bạn vẫn sẽ có đầy những người bạn chưa từng tiếp xúc với bao giờ, với những quan điểm và trải nghiệm sống mới mẻ với bạn. Một trong những cách quan trọng nhất để người sinh viên học được những điều mới, ở các trường đại học dù ở khắp mọi nơi, là thông qua tương tác với những người không giống họ. Nếu bạn học một Đại học nội trú, bạn cùng phòng ký túc với bạn có thể đến từ Texarkana, hoặc Toledo, hoặc Đài Bắc. Bên trong và bên ngoài phòng học, bạn sẽ được tiếp xúc với những quan điểm mới – trong các cuộc hội thoại diễn ra sau một lớp học, trên một sân bóng, trong một buổi học nhóm thâu đêm diễn ra trong một phòng ký túc đông người. Tôi nhớ có một sinh viên, đến từ một gia đình theo đạo Thiên Chúa Phúc Âm tại Staunton, Virginia, người đã được nhận vào Harvard nhưng không chắc liệu mình có thể hòa nhập được với một ngôi trường ở vùng Đông Bắc hay không. Khi cậu ấy tới tham dự khóa gặp gỡ cuối tuần dành cho các sinh viên mới được nhận, cậu thấy mình tham gia vào một cuộc thảo luận thâu đêm với các sinh viên mới được nhận khác đến từ khắp nơi trên thế giới, tranh luận về việc những đặc điểm nào làm nên một anh hùng thực sự. Không phải tất cả mọi người đều nhất trí được với một quan điểm cuối cùng, nhưng chính những sự khác biệt giữa các ý kiến mới là thứ khiến cuộc trò chuyện gây nhiều hứng thú tới vậy, và khiến cậu nhận ra  tất cả những thứ cậu có thể được học tại một nơi đầy ắp những cái đầu thông minh, thú vị với vô vàn những quan điểm khác nhau rất đa dạng. Sự đa dạng không phải chỉ là một câu khẩu hiệu, hay một thứ chúng ta mong mỏi một cách tùy tiện. Sự đa dạng này chính nó cũng đã là một lớp học. Và bất chấp những sự khác biệt, bạn sẽ tạo được những mối quan hệ bạn có thể giữ được cả đời. Hãy để tôi hỏi những người lớn trong căn phòng này: Bao nhiêu trong số các bạn đã gặp một người bạn hay một đồng nghiệp của mình tại Đại học, và giờ người đó vẫn đóng một phần quan trọng trong cuộc đời bạn lúc này? Có nhiều cánh tay thật đấy.

Theo nghĩa hình tượng, bạn sẽ được “gặp” những người đã giúp định hình lịch sử. Bạn sẽ có thể được tiếp xúc với những nhà khoa học như Ada Lovelace hay Marie Curie hoặc Albert Einstein, với các tác giả như Toni Morrison hoặc John Steinbeck, với những nhà triết học như Kant hay Khổng Tử.

Thứ ba, đại học giúp bạn nhận ra những giấc mơ bạn chưa từng mơ đến trước đây.Đại học có thể cho bạn cảm giác thỏa mãn khi chinh phục được một công việc trí tuệ – một nghiên cứu hoặc một dự án hoặc một thí nghiệm – hoặc một vở kịch hay một bản nhạc – mà khiến bạn cảm thấy tự hào vì nó. Nó cũng đồng thời dạy cho bạn sức mạnh của trí tưởng tượng. Nó thôi thúc bạn đi sâu hơn nữa vào chính mình, và kết quả bạn nhận được thường rất đáng ngạc nhiên. Conan O’Brien đã đến Harvard trông chờ là mình sẽ theo đuổi chuyên ngành về nghiên cứu chính phủ, nhưng những trải nghiệm của ông tại Harvard Lampoon, tờ tạp chí hài hước trong trường, đã cho ông một phương tiện để chuyển nhưng quan sát của ông về thế giới thành những bức tranh biếm họa và những mẩu chuyện cười, và để cuối cùng dẫn ông đến một sự nghiệp trước máy quay, với tư cách là một người dẫn chương trình talk-show đêm khuya, khiến hàng triệu người bật tiếng cười – trong đó có thể có bạn – mỗi đêm.

Zar Zavala, người đã tốt nghiệp Trung học Eastwood tại El Paso vào năm 2007, tới đại học và tin rằng ông muốn trở thành một luật sư – chính xác hơn à một luật sư chuyên trách về bản quyền sáng chế. Ông đăng ký một lớp về sinh học vào năm nhất, và vào giữa một buổi nghe giảng về nguyên tử SNARE, ông chợt nhận ra: “Đây là thứ mình thực sự yêu thích. Nghiên cứ về sinh học, và làm việc khám phá những điều mới nhất trong ngành y dược là thứ mình muốn làm”. Giờ, bảy năm sau, thế giới đã mất đi một luật sư về bản quyền sáng chế, và đã có thêm một nghiên cứu sinh về khoa học thần kinh (neuroscience), làm việc với các bệnh nhân Parkinson để tìm ra cách não tác động tới khả năng chuyển động.

Một sinh viên khác tên Jordan Metoyer, từ  Inglewood, California, tới Đại học Texas tại Austin để học về tài chính. Việc căn nhà của bà cô bị ngân hàng tịch thu để thế nợ khi cô đang ở giữa năm hai đã tạo động lực khiến cô hứng thú với việc học về kinh tế và nghiên cứu đô thị. Và với sự hỗ trợ của Đại học Texas tại Austin, Jordan đã đi từ Dallas tới Detroit, từ Châu Phi với Trung Quốc, so sánh các chính sách nhà đất tại những trung tâm đô thị khắp nơi trên thế giới. Đến thời điểm tốt nghiệp, cô đã giành được một Học bổng Truman, và làm một bộ phim tài liệu về sự nghèo đói tại khu vực ngoại thành. Lúc này, cô là một người trẻ hai mươi tuổi-gì đó làm việc cho Nhà Trắng, giúp cải thiện điều kiện nhà ở cho các cộng đồng ở khắp nơi trên nước Mỹ.

Đại học mở cho bạn những cánh cửa bạn thậm chí còn chưa từng biết có chúng ở đó. Nó thách thức bạn phải suy nghĩ. “Nghĩ” là một từ có thể bị lãng quên, bị giới hạn trong sự vội vàng của chúng ta để giao tiếp nhanh hơn và nhiều hơn nữa, bị bỏ lại khi não chúng ta chật vật để theo kịp các thiết bị của chúng ta. Trước cơn lũ ồ ạt của email và tin nhắn và tweet và các hình ảnh, chúng ta có thể đã không nhận ra rằng chỉ đơn giản “xử lý” thông tin không đồng nghĩa với thực sự suy ngẫm về nó. Chúng ta có thể quét nhanh qua một cái tiêu đề mà không đào sâu vào câu chuyện được kể, hoặc liếc qua một email mà không đọc hết cho đến tận dòng cuối. Đó không phải là con đường để dẫn đến một hiểu biết sâu sắc.

Không phải rằng tất cả chúng ta đều cố gắng chạy đua đểtiến lên, chỉ đơn giản là chúng ta không có đủ sự chú tâm để đi vòng quanh. 98 phần trăm người Mỹ trẻ tuổi sở hữu điện thoại di động, thứ luôn đòi hỏi sự chú ý của bạn: khi bạn ngủ, khi bạn nói chuyện với một ai khác, và tôi khá chắc là trong khi bạn đang nghe một bài phát biểu như thế này. Một năm trước, vào tháng Mười năm 2013, một công ty ứng dụng đã tập hợp dữ liệu từ 150.000 người dân Mỹ và phát hiện ra rằng họ kiểm tra điện thoại của mình chín lần mỗi giờ, hay tức là 110 lần mỗi ngày. Một số người kiểm tra màn hình di động của họ nhiều đến 900 lần trong vòng nửa ngày. Có bao nhiêu trong số các bạn ở đầy đã kiểm tra điện thoại của mình kể từ khi tôi bắt đầu nói vậy?

Chúng ta tiêu thụ quá nhiều thông tin trên quá nhiều loại màn hình của chúng ta đến độ chúng ta không nhiều khi dành thời gian để cân nhắc xem mình sẽ phản hồi như thế nào. Thông tin đi ra từ đầu ngón tay của chúng ta gần như không đi qua não của chúng ta nữa – thứ có thể là lý do cho việc tại sao rất nhiều từ ngữ và thậm chí là các ký tự chữ cái đang có vẻ biến mất dần khỏi tiếng Anh, như là sự lan truyền của những OMG, BTW hay nhất là thứ ở-đâu-cũng có như LOL đã chỉ ra. Đại học, ngược lại, đòi hỏi sự tư duy sâu và nghiền ngẫm có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng, và cả một số các ký tự đang sắp bị mất đi kia nữa. Trong vài tuần gần đây, ca sĩ nhạc rap Prince Ea đã lên tiếng kêu gọi “những cuộc hội thoại không có những từ viết tắt”. Tôi ủng hộ anh ta.

Đại học dạy chúng ta “Nghĩ chậm”. Không ai phủ nhận giá trị của tốc độ, của sự kết nối, và của thế giới ảo trong một nền kinh tế phát triển trên cả ba lĩnh vực đó. Nhưng đại học cũng có thể giúp bạn chậm lại. Và đó, có lẽ, là một bài học bạn không được dạy nhiều đến vậy: Giảm tốc độ xử lý của anh lại. Đại học dạy bạn cách sàng lọc qua một khối lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, truy cập chúng, và dùng chúng một cách có suy xét. Nói cách khác, bạn học được cách loại bỏ thông tin cũng như cách tiếp nhận chúng. Khả năng xem xét và kiểm nghiệm một mẩu thông tin với tư duy suy xét, trước khi quyết định xem liệu có chấp nhận nó hay không, là một kỹ năng sống còn cần có trong nơi làm việc, và là một kỹ năng sống còn trong cuộc sống. Một chủ nhiệm khoa tại Harvard từng nói với các sinh viên rằng khả năng có thể phát hiện ra khi ai đó đang nói nhăng cuội chính là mục đích chính của giáo dục.

“Thông tin” có ở khắp mọi nơi; nhưng “kiến thức” và “hiểu biết” thực sự khó đạt được hơn nhiều. Đó là thứ đại học sẽ đòi hỏi ở các bạn.

“Nghĩ chậm” có lẽ sẽ không bao giờ trở thành một câu khẩu hiệu, như là “Nghĩ khác” của Steve Job, nhưng với tôi nó như một lời khẳng định hấp dẫn. Một giáo sư về nghệ thuật lịch sử ở Harvard,  cô Jennifer Roberts, đã khám phá thứ cô gọi là “sức mạnh của sự kiên nhẫn” trong các lớp học của mình, dạy các sinh viên cách dành thời gian khi họ nhìn ngắm một tác phẩm nghệ thuật. Cô muốn họ thâm nhập vào vượt sâu hơn lớp vỏ phù phiếm và ngay trực tiếp bên ngoài. Cô muốn họ dành thời gian để thực sự khám phá.

Trong kinh doanh, những món lợi nhuận khổng lồ có thể được tạo ra bởi những công ty biết nhiều hơn, hành động trước, và kết nối nhanh hơn. Nhưng có một dạng lợi nhuận khác, một món lợi nhuận bền lâu hơn, luôn có sẵn cho những ai chịu chậm lại và đi một con đường khó đi hơn. Đại học có thể giúp bạn học cách nghĩ như thế nào, hơn là nghĩ về cái gì. Và, có lẽ, bạn sẽ học được cả giá trị lớn lao của sự khiêm tốn khi đối diện với tất cả những thứ chúng ta còn chưa biết.

Thế giới công việc luôn liên tục thay đổi, và các nhà tuyển dụng càng lúc càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của sự hợp tác và sự sáng tạo. Càng ngày càng nhiều các tổ thức tìm kiếm những người trẻ tài năng không những chỉ biết cách làm việc chăm chỉ, giao tiếp tốt, và quản lý thông tin một cách có suy xét, mà còn phải biết làm thế với một tư duy rộng mở. Vun đắp cho năng lực suy nghĩ của bạn chính là một trong những điều tuyệt nhất bạn có thể đòi hỏi ở bản thân mình trong một trường đại học.

Tất nhiên, không ai trong chúng ta có thể đoán trước được tương lai. Một trong những phần quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta – mạng Internet – cũng mới chỉ tồn tại lâu hơn các bạn một chút. Thứ duy nhất chúng ta biết chắc là sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng, và nó sẽ diễn ra liên tục. Để có thể liên tục thích nghi, như đại học sẽ dạy bạn, là phải tự trang bị cho bản thân để sẵn sàng cho những thử thách chúng ta còn chưa thể biết trước là gì. Ở trường hợp tốt đẹp nhất, đại học sẽ làm cho bạn nhiều hơn là chỉ giúp bạn chuẩn bị cho công việc đầu tiên của mình; nó giúp dự đoán, và có lẽ thậm chí là cả tạo ra, công việc thứ tư hoặc thứ năm của bạn, một công việc mà hiện giờ có thể thậm chí còn chưa tồn tại.

Một sự giáo dục của một đại học chất lượng sẽ dạy bạn cách để bắt đầu tự dạy chính mình, một dự án sẽ kéo dài suốt cả đời bạn. Nó đem đến một phòng thí nghiệm của vô vàn những khả năng.

Vậy, Điều Gì Sẽ Xảy Đến Tiếp Theo? Bạn sẽ quyết định gì về việc giáo dục sẽ đóng một vai trò thế nào trong cuộc đời bạn?

Một trong những huấn luyện viên thể thao được yêu quý nhất của Harvard, một người đàn ông tên Harry Parker, từng được một trong các vận động viên của ông miêu tả là “có thể khiến người khác tự chứng minh bản thân họ với chính họ”. Ông ấy sẽ nói, “Đây là thứ mà bạn có thể trở thành. Bạn có muốn trở thành thế không?”. Với một số người, một huấn luyện viên là người sẽ giơ lên cho bạn tấm gương với hình ảnh đó. Với những người khác, đó có thể là một người thầy, một người cộng sự, một vị phụ huynh, một người bạn. Nhưng tôi muốn để lại các bạn với ý nghĩ này: Với rất nhiều người, tấm gương đó chính là trường đại học, một tấm gương không giống một tấm gương nào khác – cho chúng ta thấy điều có thể, thách thức chúng ta nhìn xa hơn, hỏi chúng ta: “Bạn có muốn trở thành thế không?”

Tôi đã gọi bài nói này là “The case for college” – “Lời biện hộ, đấu tranh cho đại học”, vì tôi tin rằng đại học thay đổi cuộc sống. Nó mở ra những cơ hội, phản ánh thông quan những số liệu mà như tôi đã đọc lúc đầu. Có lẽ còn quan trọng hơn thế, nó giúp khai mở những tâm trí và những thế giới – theo một cách nó kéo dãn chúng ta – gần như là lôi chúng ta đi – để trở thành những người khác. Tôi thường hỏi các sinh viên của mình khi họ đến gần ngày tốt nghiệp là họ cảm thấy mình khác đi thế nào so với ngày họ đặt chân vào trường. Họ nói họ đã biết nhiều hơn. Họ thường xuyên nói họ đã tìm thấy một niềm đam mê họ chưa từng tưởng tượng ra trước đây – một lĩnh vực nghiên cứu, một nghề nghiệp mà họ muốn cống hiến cả đời để theo đuổi. Nhưng thứ quan trọng nhất, họ thường nói với tôi, là việc họ có một cách mới để tiếp cận thế giới, thông quan sức mạnh của việc học, phân tích, thay đổi để thích nghi với những thứ họ đã thấu hiểu. Và vì vậy tôi xin để lại các bạn với một câu hỏi: “Bạn có thể trở thành ai? Bạn có muốn trở thành thế không?”. Bất kể các bạn có đi đến đâu, bất kể các bạn có làm gì tiếp theo, hãy chấp nhận thách thức đó. Hãy tự hỏi mình câu hỏi đó. Bạn xứng đáng với điều đó.

Cảm ơn các bạn.

Dịch bởi: Nguyễn Tiến Đạt (sutucon) 

Dịch xong tại Hà Nội, ngày 07/02/2015, lúc 13:22.

Cosmos Project, tập 13: “Đừng sợ bóng tối”

Ep-13

“Carl Sagan là một thành viên của đội hình ảnh của Voyager, và chính ông đã có ý tưởng để Voyager chụp một tấm ảnh cuối cùng. Ông thuyết phục NASA cho quay camera của tàu Voyager 1 về lại hướng Trái Đất khi con tàu bay quá Sao Hải Vương, để nhìn một lần cuối về hướng quê nhà, về cái mà ông gọi là…  “Một chấm xanh mờ.”

CARL SAGAN:

“Đó đấy. Đó là nhà. Đó là chúng ta. Trên đó, tất cả những người bạn yêu, tất cả những người bạn biết, tất cả những người bạn từng nghe đến, tất cả những ai từng là con người – đã sống cuộc sống của họ.

Tập hợp của tất cả những vui sướng và khổ đau, sự tự tin của hàng nghìn tôn giáo, hệ tư tưởng, và học thuyết kinh tế, mọi thợ săn và mọi người hái lượm, mọi anh hùng và mọi kẻ tiểu nhân, mọi người sáng lập và tiêu diệt  của các nền văn minh, mọi ông vua và mọi người nông dân, mọi cặp đôi đang yêu, mọi người mẹ và mọi người cha, mọi đứa trẻ thơ mơ mộng, nhà sáng chế và nhà thám hiểm, mọi bậc thầy về đạo đức, mọi chính trị gia biến chất, mọi siêu sao, mọi lãnh đạo tối cao, mọi vị thánh và mọi kẻ tội đồ trong toàn bộ lịch sử của giống loài chúng ta, đã sống ở đó…

trên một chấm bụi nhỏ… treo lửng lơ… giữa một tia sáng mặt trời.

Trái Đất là một sân khấu rất nhỏ trong đấu trường vũ trụ khổng lồ. Hãy nghĩ về những dòng sông máu đã đổ xuống  bởi tất cả những vị tướng và những vị hoàng đế, để rồi trong vinh quang và chiến thắng, họ có thể trở thành bá chủ trong khoảnh khắc… của một phần rất nhỏ… của một hạt bụi.”

……………………………………………………….

Link tải phim:

Mediafire:

Mega.co.nz:

Google Drive:

p/s: Các phần part1, part2, part3… của các host đều có thể thay thế lẫn lộn cho nhau được nhé 🙂

……………………………………………………….

File phụ đề riêng (cho các bạn muốn coi bản phụ đề mềm và không muốn tải file đã hardsub nặng nề):

p/s: Các bạn lưu ý file phụ đề này khớp với bản

“Cosmos.A.Space.Time.Odyssey.S01E13.720p.HDTV.X264-DIMENSION”

……………………………………………………….

#cosmos

Đã xong: 13/13 tập.

Vì Vnsharing đã sập nên bên cạnh việc cập nhật link tải vào album Cosmos Project (tại đây:https://www.facebook.com/akachan.raion/media_set?set=a.10201304810222798.1073741842.1848960351&type=3) mình cũng sẽ đưa link 13 tập phim đã hoàn thiện lên blog Thư viện dịch. Ai chưa biết có thể tìm mình tại đây:http://akachan-raion-book.blogspot.com/ Thư viện dịch cũng là nơi mình đã và sẽ lưu trữ online tất cả mọi thứ dài dài mà mình dịch, ít nhất là trong tương lai gần.

Có một sự thay đổi về font chữ của phụ đề khi mình đang thực hiện được tầm một nửa dự án Cosmos, từ font Segoe UI của mấy tập đầu sang font UVN của mấy tập sau. Sau khi tập 13 hoàn thành (có lẽ là vào trưa mai), mình sẽ cập nhật dần dần tất cả các tập sang một phiên bản duy nhất, có lẽ đều là dùng font UVN thôi. Một số người có thể không thích kiểu font mới nhưng mình đã nhận ra là font UVN hiển thị chữ rõ và dễ đọc hơn trên TV màn hình lớn, và do đó kể cả những người lớn tuổi xem cũng không phải gặp nhiều khó khăn.

Mình đã theo được dự án này gần 7 tháng và cũng khá là vất vả để cân bằng nó với một đống dự án khác, cả việc học, việc làm; nhưng giờ cũng đã kết thúc rồi. Cũng thấy có một chút vui nhẹ khủng khiếp. ^_^

Hạnh phúc, với Đạt, là hoàn thành được một dự án mà nó đam mê. 🙂

Cosmos Project, tập 12: “Thế giới tự do”

Ep-12

“Một thời, từng có một thế giới….”

……………………………………………………….

Link tải các tập phim – đã hardsub và encode về định dạng mp4, tỷ lệ 16:9, chất lượng 1280×720 – cũng như các file phụ đề do mình dịch (srt) có thể được tìm thấy ở dưới. Có toàn bộ 13 tập và mình sẽ cố hết sức để làm xong nó trong mùa hè 2014 này.

……………………………………………………….

Link tải phim:

Mediafire:

Mega.co.nz:

Google Drive:

p/s: Các phần part1, part2, part3… của các host đều có thể thay thế lẫn lộn cho nhau được nhé 🙂
……………………………………………………….

File phụ đề riêng (cho các bạn muốn coi bản phụ đề mềm và không muốn tải file đã hardsub nặng nề):

p/s: Các bạn lưu ý file phụ đề này khớp với bản
“Cosmos.A.Space.Time.Odyssey.S01E11.720p.HDTV.X264-DIMENSION”
……………………………………………………….

#cosmos

Đã xong: 12/13 tập.

Còn có 1 tập cuối nữa thôi. Hy vọng sẽ có thể đóng project trước Giáng Sinh này 🙂