Tháng 7, năm 2012.

Image may contain: text
Hồi đấy, tôi 19 tuổi.

[…] “Cuối cùng thì một kỳ thi Đại học vẫn là một kỳ thi Đại học, nó không phải là chỗ cho những kẻ thiếu nghiêm túc. Tôi cần làm việc với 120% sức lực của tôi mỗi ngày để có thể chắc chắn tôi sẽ thi đỗ, và để làm được điều đó, tôi cần đến tất cả những tiện nghi mà tôi có thể dùng được.

Và vì vậy, dù nó giết tôi từng chút một khi phải ở trong khuôn viên của Trường Đại Học Đầu Tiên và sử dụng những cơ sở hạ tầng của nó, tôi vẫn đến thư viện của Trường Đại Học Đầu Tiên hàng ngày, và học. Mọi buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ tháng 11 cho đến tháng 5, đó là tất cả những gì tôi làm: lái xe đến Trường Đại Học Đầu Tiên, ngồi xuống một ghế trống của thư viện từ lúc nó mới mở cửa, và học cho đến 12:00 trưa.

Chỉ có một vấn đề nhỏ.

Những buổi sáng đó, tôi cô đơn khủng khiếp.

Khi tâm trí tôi được dành trọn cho các bài Toán, những đề tiếng Anh và các dòng kiến thức Văn thì tôi không để ý đến nó. Nhưng mỗi ngày, khi đồng hồ điểm 12:00 trưa và thủ thư ghé vào micro nói: “Đã hết giờ thư viện mở cửa rồi nhé”, khi tôi đứng lên và bước ra sân trường nắng chói chang, nó sẽ ở đó đợi tôi. Cảm giác cô đơn.

Đến giờ tôi vẫn nhớ như in. Cảm giác khi bước qua sân trường nắng chang chang đổ lửa, vắng lặng và yên tĩnh đến vô hồn, một mình. Chỉ có một mình tôi ở đó, cúi gằm mặt xuống, nhìn cái bóng ở dưới chân đang di chuyển cùng tôi. Tôi tự hỏi đã không biết bao nhiêu buổi sáng như thế này trôi qua rồi nhỉ? Bao nhiêu tháng rồi? Mỗi ngày tôi đều đặn rời nhà từ lúc sáng sớm, khi bố mẹ tôi còn chưa dậy; lái xe đến đây, một mình. Đứng lặng trước thư viện chưa mở cửa, bên trong tối đen, nhìn cô thủ thư mỗi ngày đều xuất hiện vào lúc 7h05 phút lụi hụi mở cửa, và lẳng lặng tiến đến ô ghế sâu và khuất nhất của thư viện, ngồi đó và bày sách vở ra học, một mình. 5 tiếng sau, khi đồng hồ điểm 12:00 trưa và cô thủ thư ghé vào micro nói: “Đã hết giờ thư viện mở cửa rồi nhé”, tôi sẽ lặng lẽ đứng lên và bước ra sân trường nắng chói chang. Một mình. Tôi sẽ bước chậm chạp trên cái sân trường vào giữa trưa đã vắng lặng như tờ ấy, chỉ có một mình tôi ở đó, cúi gằm mặt xuống, nhìn cái bóng ở dưới chân đang di chuyển cùng tôi. Từ tháng 11 đến tháng 5, gần nửa năm trời, mỗi buổi sáng tôi đều làm cái chu trình khổ hạnh đó một mình, không nói chuyện với bất cứ một ai cụ thể nào cả, không mong chờ gặp ai cả, và luôn độc hành trong suy nghĩ của riêng tôi.

Buổi trưa trở về nhà, tôi hạn chế nói chuyện với bố mẹ tôi hết mức có thể, chỉ đủ thường xuyên để họ không có cảm giác tôi đang giận dỗi gì họ. Mỗi lời thừa thãi nói ra tôi đều mang một nỗi sợ rằng nó sẽ làm lộ tẩy bí mật của tôi.

Ăn trưa xong, tôi nghỉ trưa một chút, và lại lên đường để tới trung tâm luyện thi. Tất cả những thí sinh chen chúc ở đó đều là những người sinh năm 1995, kém tôi 2 tuổi. Họ thường đi học theo những nhóm 3-5 người bạn cùng lớp, chí chóe đùa với nhau, nói chuyện cùng nhau, giữ chỗ cho nhau, mua vé hộ nhau, mượn vở nhau và bật cười trong những giờ giảng cùng với nhau.

Tôi không quen ai trong bất cứ họ cả. Giữa lò luyện thi hôm nào cũng có hàng trăm người chen chúc này, tôi không biết nói chuyện cùng ai. Vì tôi không có ai giữ chỗ cho tôi cả nên tôi thường đến trung tâm từ rất sớm, ngồi một mình trên một bàn gần dãy đầu tiên, và ngồi lỳ ở đó cho đến lúc những nhóm bạn học sinh lứa 1995 đầu tiên xuất hiện, ngồi kín dần những dãy ghế xung quanh tôi. Giữa lớp học luyện thi trung tâm luôn có hơn 100 người vào mỗi giờ học này, tôi vẫn một mình.

Mỗi ngày đều như thế. Sáng và chiều, tôi lẳng lặng luân chuyển như một bánh răng tuần hoàn từ thư viện của Trường Đại Học Đầu Tiên tới lớp học 100 người của trung tâm luyện thi, hiếm khi mở miệng nói một câu nào với ai, và không có ai để nói chuyện cùng. 3 tháng, rồi 5 tháng, 6 tháng, và 8 tháng trôi qua. Hầu như mỗi ngày, trong suốt 9 tháng từ tháng 11/2012 tới tháng 7/2013, cuộc sống của tôi đã chuyển động một cách im lặng như vậy.

Sự cô đơn đợi tôi ở cửa, theo tôi cùng trên những chuyến xe, và ngồi cạnh tôi hàng ngày vào mỗi giờ học. 9 tháng dài đằng đẵng. 9 tháng một mình.”

The best nap

After weeks of long working days, you come home on a friday night. You achieved all the goals you set for yourself. Your paycheck has just arrived. It is the start of a 3 week vacation. It’s winter, dark outside, lots of rain. Your home is warm, cozy and there are no chores waiting for you. You take a hot shower, put on some comfy chill sweatpants/sweater, position yourself on the coach under a thick blanket, order in some of your favorite (fast)food. Your dog is happy you are home, and is sleeping next to you. You watch Netflix until your eyes feel heavy. There is no alarmclock for the next 3 weeks, no obligations. You close your eyes.

Image may contain: 1 person, text

you will come through

No photo description available.
Because at the end of the day, what I do is quite simple: I spend part of my money and time, and use my tools and skills to turn them into products that can benefit other people. I exchange my products with those who need them, in exchange for (more) money and (good) time. I repeat the process.

Like a machine, I don’t like stopping. It takes a lot to get me up and running, so I prefer to keep working rather than pausing and have to start all over again later. At the end of each day, I collapse and take a mandatory break, waiting for another good day at work tomorrow.

I then repeat the process.

Keep going, my dear. Your name is Tiến Đạt, Tiến rồi mới Đạt.

Hold on, for all that it’s worth. Hang on there, you’ll come through.

#colendatoi

Có những ngày

Có những ngày, quả thật tôi thấy

Cuộc sống này của mình lớn quá đi

Có cảm giác như tôi bé nhỏ

Lọt thỏm giữa bộ quần áo thật to


Tôi hay mơ, về một cuộc đời yên tĩnh

Có lá, có hoa, có chút nhạc và trà

Có những cuốn sách nhẹ nhàng, ấm áp

Có những ngày cuộn tròn chăn ấm ngắm gió bay


Tôi cũng mơ, về một cuộc phiêu lưu lớn

Đi khắp nơi, ngắm nhìn tất cả mọi vật

Suy nghĩ về tương lai, về quá khứ, về mọi điều phía trước

Ngoái nhìn phía sau bỗng thấy tôi đã lớn thế nào


Tôi còn mơ về những cuộc gặp gỡ

Những tương tác, những va chạm giữa những tâm hồn

Những vụn vỡ, những rưng rưng đau đớn

Những nâng niu, và cả những

Tủi hờn


Tôi đã mơ, về một chuyến xe

Đưa tôi đi khỏi cuộc sống bộn bề

Chiếc xe chạy ngang qua miền ký ức

Đưa tôi về với cậu bé ngày xưa


Tôi khẽ hỏi, này, rút cuộc mình là ai?

Mà giữa bộn bề cuộc sống này, tôi cứ thấy mỏi mệt

Cứ trượt đi, lạc đi không bám rễ

Không tìm kiếm, cũng chẳng còn


Tôi nhắm mắt, và kiếm tìm giấc mơ

Bạn đến, dắt tôi đi lang thang như cơn gió

Tôi được thổi đến những giấc mơ lúc nhỏ

Nhẹ nhàng bước, đếm những ngày tôi đã đi


Một bước đi, hai bước dài, ba bước chạy

Vội vã, vội vã, tôi đi

Ngoái đầu lại, tôi ngơ ngác và mếu máo

Ngoảnh đầu về phía trước, tôi lúng túng và lo âu


Nhảy với tôi nào

Một, hai, ba

Ngay lúc này, tôi chỉ có thể bước bên chính mình

Tôi có thể, nhảy một điệu solo


Tap, tap, ta-la

La li la, ta la li la

Một, hai, ba, hãy cùng nhảy với tôi nhé

Ta xoay vòng, quên hết trước với sau


Một bước đi, không nghĩ đến phía trước

Hai bước lùi, không nhớ về đằng sau

Ba sang trái, không đoán trước sẽ thấy gì

Bốn sang phải, không mong trước sẽ gặp được những ai


Nhảy đi, tôi, bước xuôi theo tiếng nhạc

Nhạc đến rồi, giục giã những bước chân

Hãy nhảy đi, và đừng cố đoán trước

Bước chân này sẽ đặt tiếp xuống đâu


Tôi cứ đi thôi

Mặc kệ ai có thấy

Bước đi nhẹ, đừng lo những rón rén

Bước nhảy phiêu, đừng nghĩ đến ngày mai


Nhảy, nhảy, nhảy

Đi, đi, đi

Mơ, mơ, mơ

Đừng dừng lại

Nhé


Nhìn xung quanh

Nhắm mắt lại

Nghe xung quanh

Bịt tai lại

Tin vào bước

Bước tiếp đi

Một bước tiến

Hai bước tiến

Ba bước tiến

Bốn

Năm


Cố lên nhé

Cố lên

Thật đấy,

Đừng biến mất,

cố lên


Hà Nội, ngày 25.4.2019N

Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)

Sống mòn

Thứ ngồi tránh sang một bên, rồi lại cúi xuống, lần lượt giở mấy quyển sách giáo khoa để trên đùi. Y tìm những bài để dạy hôm nay. Y dạy học đã hai năm. Cái chương trình học của lớp nhất, lớp nhì y đã thuộc gần nhập tâm, chỉ thuộc thêm một chút nữa là y đã có thể làm như một giáo sư toán học cũ của y, nhớ đến cả giả lời những bài tính đố mà ông có thể đọc thuộc lòng được đầu bài, nên quanh năm dạy học không cần dùng đến một quyển sách nào. Trong việc soạn bài, không cần thận trọng quá như hồi mới đến trường, có lẽ do đấy một phần. Nhưng một phần lớn lại vì cớ khác.

Có thể nói rằng y đã chán nghề. Không phải vì nghề dạy học tư không thích hợp với y. Nhưng cái nghề bạc bẽo làm sao! Để bớt số giáo viên, một mình y dạy lớp nhất xong lại phải dạy lớp nhì kế theo ngay, nên mỗi ngày phải dạy đúng tám giờ. Tám giờ nói luôn luôn, cử động luôn luôn, chẳng lúc nào ngơi. Thì giờ học trò ở lớp rút đi, nên thầy phải dùng đến từng phút con con để có thể dạy hết bài. Tất cả các bài làm đều phải chấm ở nhà. Thành thử mỗi ngày y bận rộn đến mười giờ. Công việc mệt mỏi quá đi cày. Thế mà lương mỗi tháng, chỉ vẻn vẹn có hai chục đồng.

Người hiệu trưởng cũ là một người anh họ Thứ. Đích trước kia giữ một chân bán hàng buôn. Cả đời đi làm cho một sở tư, cố nhiên là chẳng thú vị gì. Đích bèn chung vốn với Oanh, một bạn gái đồng sự của y, mở ra cái trường học ngoại ô này. Nhưng trường dạy được hai khóa thì y đỗ kì thi vào công sở, được bổ đi làm ở một tỉnh xa. Y mướn Thứ thay y làm hiệu trưởng và dạy mấy lớp trên. Y bảo Thứ: “Trường bây giờ còn ít học trò, tôi sẽ bảo Oanh đưa cho Thứ mỗi tháng vài chục bạc. Khi nào nhiều học trò hơn, chúng mình sẽ nói chuyện lại với nhau. Bọn mình liệu với nhau dễ lắm”. Tuy chẳng hiểu dễ thế nào, Thứ cũng gật đầu ngay. Y không muốn nói nhiều chuyện tiền nong. Ngay đến không phải chỗ thân tình mà còn cò kè với nhau về một vấn đề tiền, y đã thấy ngượng ngùng rồi, huống hồ Đích với y là chỗ người nhà, lại là bạn học với nhau từ thủa còn thơ. Vả lại lúc bấy giờ y không để ý đến số lương. Thất nghiệp gần hai năm rồi, y đang cần chỗ làm. Y đang muốn có thể dùng sức mình vào một việc gì. Bởi vậy, suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kỹ càng, bao nhiêu tâm lực, bao nhiêu thì giờ đều dùng cả cho nhà trường, cho lũ học trò. Hết niên học, số học trò đỗ bằng tốt nghiệp, so với những năm trước, tăng vọt hẳn lên. Bắt đầu từ khóa học sau, danh số những học trò xin vào học gấp đôi. Oanh hài lòng lắm. Thứ cũng hài lòng lắm.

Nhưng sự hài lòng của Thứ không bền. Chẳng bao lâu, y nhận ra rằng số học trò tăng lên nhiều quá, chỉ khổ y. Y vất vả thêm. Mà số lương thì vẫn thế. Trong khi ấy, vợ y ở nhà quê lại đã sinh một đứa con. Bận rộn con thơ, cố nhiên là người đàn bà phải làm kém đi, tiêu lại tốn hơn, Thứ đã phải nghĩ nhiều đến tương lai. Sự lao lực và những nỗi lo khiến người y hóp hẳn đi. Nét mặt y, đôi mắt y, để nhiễm một vẻ gì mỏi mệt rồi. Y mỏi mệt cả đến tâm hồn, cả tính tình. Y không còn bồng bột, hăng hái như trước nữa. Những lúc thấy mình và vợ con mình khổ quá, y đã bắt đầu tự hỏi y: “Mình làm việc đến gần kiệt sức mà tình cảnh cũng không thể hơn thế này ư?”. Một buổi sáng, trong lúc đánh răng, y bỗng tính ra rằng mỗi sáng, nguyên về hai lớp của y, người ta đã thu được tám mươi đồng. Y chỉ được một phần tư. Còn sáu mươi đồng nữa đâu? Tiền nhà, mười bảy đồng, tiền thằng ở, được sáu đồng thì nó còn làm đến trăm việc khác cho Oanh, chứ có riêng gì việc nhà trường đâu; tiền phấn viết bảng, độ vài đồng… Tất cả mọi thứ chi phí cho cả nhà trường, chỉ có thế thôi. Nguyên một số sáu mươi đồng kia, đã thừa được quá nửa rồi. Lại còn tiền thu ở bốn lớp kia. Thế thì Oanh không phải khó nhọc gì, không phải một trách nhiệm gì, cái trách nhiệm hiệu trưởng hoàn toàn Thứ phải đảm đương, mà được lợi về cái trường mỗi tháng trăm bạc. Sao lại vô lý thế?…

Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng guốc khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm. Sáu rưỡi…

Thứ đã xong, y đánh dấu những trang cần dùng bằng những mảnh giấy con, rồi gấp vào. Y ngẩng mặt lên. Oanh ngồi ở cái bàn độc nhất, kê áp vào tường mé bên kia, đang tô điểm.

(…)

Cứ mười ngày, Oanh lại bảo Thứ một lần:

– Tôi cũng sắp trả chú cái trường của chú đấy. Chẳng lẽ cứ vua Lê, chúa Trịnh mãi thế này. Đích hẹn với tôi rằng Đích đi làm một vài năm, dành dụm một số tiền rồi sẽ cưới tôi. Tôi sẽ đi với Đích. Cái trường này, để lại cả cho chú, mặc chú trông coi lấy.

Mới đầu, câu nói ấy đã gợi cho Thứ bao nhiêu mộng. Y sẽ tổ chức lại cái trường. Y sẽ sửa sang lại cho nhà trường sạch sẽ hơn. Nhà trường sẽ có một phòng giấy để tiếp khách hẳn hoi. Học sinh sẽ có tủ sách, hội thể thao, những cuộc chơi giải trí… Phần nhiều các bạn đồng nghiệp của y, coi trường tư chỉ là một chỗ kiếm ăn tạm bợ để đợi thời. Y, trái lại, đã định rằng sẽ sống chết ở trong nghề. Y thành thực yêu nghề và yêu các trẻ em. Y rất tận tâm. Y dạy có phương pháp và chăm. Y đã làm cho cái trường này được tín nhiệm, nhiều học trò thêm. Chỉ tiếc rằng y không được toàn quyền theo như ý của y. Oanh ngại những món tiền, nghe y bàn gì cũng gạt đi. Nhưng đến khi nhà trường đã thuộc hẳn tay y… À! Y tin chắc rằng nó sẽ không chỉ thế này thôi. Nó sẽ tiến hơn nhiều. Số học trò sẽ hơn nhiều. Số thu sẽ gấp đôi lên. Các giáo viên sẽ được thù lao một cách xứng đáng hơn. Họ sẽ không còn phải băn khoăn nghĩ đến tiền, đến cơm áo. Họ có thể để hết thì giờ và tâm trí vào nghề. Thứ cũng lấy mỗi tháng một số lương nhất định, đủ tiêu dùng. Y sẽ đem theo vợ con. Còn bao nhiêu lời lãi, sẽ đập cả vào cái quỹ chung của nhà trường. Trong cái quỹ ấy, bao nhiêu phần sẽ dùng vào việc mở mang, bao nhiêu phần vào những cuộc phát thưởng và những ngày hội hàng năm của học sinh, bao nhiêu phần sẽ giữ lại cho các giáo viên vào mỗi ngày cuối năm, bao nhiêu phần sẽ chia cho họ để cho họ một số tiền hưu… Thứ đã tính rành mạch cả. Y dám chắc rằng nếu cái trường thuộc quyền y thì y sẽ thực hành cái chương trình kia chẳng khó khăn gì, và y sẽ bắt đầu thực hành ngay. Nhưng bây giờ thì y đã chán rồi. Y đã hiểu rằng người ta chỉ dử y, người ta chẳng chịu nhả đâu. Cái trường còn có lời thì người ta còn phải khư khư ôm lấy nó…

San, người bạn dạy hai lớp dưới những lớp y, quần áo chỉnh tề, ngồi trên chiếc ghế mây, tay tì lên cái chấn song, cầm một quyển sách mở, đang đọc thành tiếng lầm bầm. Y đọc rất nhanh, sùi cả bọt mép ra. Thỉnh thoảng y lại hít mạnh vào một cái và đưa tay lên quệt mép.

(…)

San đang theo học một lớp buổi tối để thi bằng tiểu học Pháp chương trình ba năm. Y muốn học trong có một năm. Thì giờ hết mất rồi, chỉ còn vài tháng nữa đã thi, mà phần chưa học kịp thì còn nhiều quá. Bởi vậy, y học đúng như bò ngốn cỏ. Buổi sáng, vừa mới dậy, y đã mải mốt rửa mặt, chải đầu. Rồi y tròng cái ca-vát thắt sẵn vào cổ, rút lên, nắn qua loa, mặc quần áo, xỏ giầy. Tất cả những việc ấy, làm trước đi để lát nữa đến giờ, chỉ việc sang trường. Thế rồi xách một chiếc ghế và một quyển sách ra hiên, y chúi mũi vào sách, học…

Thứ lại đứng cạnh y, nhìn vào trang sách y đang học. Đó là một quyển địa dư. Thứ rất dốt và rất ghét địa dư. Y nhìn xuống đường. Mấy đứa học trò nhà, toàn những em, những cháu Đích và Oanh, đùa nghịch với nhau, xô đẩy chạy ra đường, trông thấy y chúng lại chạy thụt vào. Tại sao như vậy? Hồi còn nhỏ, đi học, y rất sợ thầy. Bây giờ, y vẫn cố làm cho học trò y không sợ sệt y. Trong giờ học thì cố nhiên y cũng phải nghiêm trang. Nhưng ra khỏi lớp, y đối với chúng thân mật, dễ dãi, còn hơn một người anh đối với các em. Tại sao trước mặt y, chúng vẫn không thể đùa nghịch, tự nhiên như vậy?…

Nhật ký một ngày dài

Screen Shot 2018-02-09 at 22.40.26.png

 

NẮNG

Ngày nắng. Nắng bừng lên đột ngột từ lúc nào, em cũng chẳng biết. Chỉ biết là khi mở đôi mắt lười biếng khỏi giấc ngủ dài từ đêm lạnh hôm qua, nắng đã về và trải đầy mặt đất một màu vàng óng ánh. Em vội vơ tấm áo khoác mỏng, mở tung cánh cửa của ban công lớn để ùa ra, để chạy ra chìm mình vào trong bể nắng.

Em ngẩng nhìn lên. Trên cao, xa thật xa vượt tầm mắt em, một vòm trời xanh rộng lớn đang dang rộng vòng tay đón ánh mắt em vào lòng, để nó chìm ngập vào trong màu xanh của một bể trời ngập vàng nắng mùa xuân. Em nhớ ngày xưa, cô giáo dạy văn cấp III của em có một lần gọi, đây là thứ nắng thuỷ tinh.

Thế giới của em, cảm giác như cả mọi thứ đều đang cảm thấy hân hoan và rộn ràng như em, như pháo hoa nổ trong lồng ngực, như lửa ấm thổi qua huyết quản. Em cảm thấy bừng lên từ nơi nào đó bên trong mình một cảm giác muốn sống thật rực rỡ, như cách mọi vật trước mắt em như đều đẹp lên trong ánh nắng vàng, em cũng muốn và cảm thấy mình đẹp hơn, đáng tồn tại hơn, trong ánh nắng vàng đẹp đẽ này.

Em như một mầm cây đang tập lớn. Ánh nắng vàng ấm áp này nuôi dưỡng em, thổi sinh khí cho em, động viên em. Đứng ngập thân mình trong biển nắng ấm, em cảm thấy thật an toàn và bình yên.

……………………….

GIÓ

Nhưng trời vẫn lạnh quá. Nắng đến, nhưng gió thì không bỏ đi. Gió vẫn lạnh như cả một mùa đông cuối năm này nó đã lạnh. Gió lạnh như mụ phù thuỷ già, thò những ngón tay với những móng dài sắc lẻm, vuốt nhẹ vào má em.

Em nhăn mày như có chút khó chịu, vì gió cứ khẽ quật những ngón roi đùa của nó vào bên tai em. Vút, vút. Những sợi tóc mai mỏng mảnh của em bị gió cuốn lại đùa nghịch, hất xoã bay lên. Những cành lá, những hoa nhỏ của khu vườn rộng bên gác nhà bác bộ đội già cạnh nhà em cũng vút bay lên, cũng gập mình lại, khẽ hất sang trái rồi lại đánh mình sang phải, buộc phải nương theo nhịp dẫn của gió, trong một vũ điệu mà mọi thứ mỏng mảnh như cỏ cây và mái tóc người thiếu nữ đều phải buộc tham gia, bởi bạn nhảy của họ – làn gió lạnh và khô mùa cuối năm – là một kẻ bạo dạn và không chấp nhận lời từ chối bao giờ. Gió quật những lời thì thầm “vút, vút” vào tai em, như để nói với em rằng: “Liệu đấy, đừng có vội vui. Nắng thì vẫn có thể lên, nhưng thế giới này những ngày này vẫn là của ta, của gió bạt, của mưa đêm, của mệt mỏi. Vẫn sẽ lạnh, và vẫn sẽ cô đơn. Ngươi đừng vội có những ý tưởng điên rồ”.

Em bật cười với cái hình ảnh của gió mà em vẽ nên trong trí tưởng tượng của mình, cùng lời đe doạ trẻ con mà thực ra là chính em đang tự bảo mình vậy.

Đúng vậy, em ạ, đừng vội có những ý tưởng điên rồ. Nắng thì vẫn có thể là nắng, nhưng thế giới lúc này của em vẫn bị cuốn đi theo nhịp của gió. Vẫn sẽ mệt mỏi, vẫn sẽ trống rỗng, vẫn sẽ khiến em chỉ muốn co mình lại nép vào những góc nhỏ ấm cúng, dù có cô đơn. Cốc trà nóng toả làn hơi rung rinh vẫn sẽ quyến rũ vì trời vẫn lạnh, bản nhạc nhè nhẹ vô nghĩa và dịu êm vẫn sẽ không lạc điệu vì mọi thứ đều vẫn quá yên lặng trong những đêm gió rét căm căm. Mùa hè chưa đến, với cái đà này có khi không bao giờ đến. Và em, có khi em sẽ kịp chết nốt những ký ức này trước khi mùa hè với thứ nắng ấm rực rỡ thực sự kịp về, để em nuôi dưỡng những mầm cây mới, những cái cây tử tế thực sự có thể lớn mãi lên được, những loài cây chỉ dành riêng cho mùa hạ và mùa thu. Còn thứ hoa cỏ dại nhỏ bé, màu sắc dịu dàng và nhàn nhạt, cứ tự sinh tự diệt từ đất cằn khô héo của mùa đông và mùa xuân này, em tự bảo mình, cứ để cho chúng tự chết thôi.

……………………….

MƯA

Đột ngột một phút nào đấy của buổi chiều, trời kéo mây về, rồi đổ mưa. Những hạt mưa lười biếng trượt xuống khỏi trời cao từ những vành mây xám, lưu luyến đỗ lại lấp lánh trên những tán lá trên những cành nhỏ, hồi lâu mới chậm chạp rơi tiếp chặng cuối của cuộc hành trình: để đậu lại vào mái tóc em, để làm mờ mắt kính em, và để nhảy mùa trong bàn tay em.

Em thở dài, và rụt mình vào trong mái hiên của toà nhà lớn phía sau lưng. Bên em, những người khác cũng bị kẹt trong cơn mưa không hẹn trước, đang loay hoay lục tìm những áo mưa và ô, và đang rì rầm những cuộc nói chuyện. Có những chiếc ô bật mở, xanh có, đỏ có, hoa, vàng, trắng, trong suốt, và có cả một chiếc ô vẽ hình một con mèo đang ôm một chiếc chén trà màu xanh lá cây. Có những bóng người bắt đầu rời đi từ bãi gửi xe không xa phía trước em, dù có lẽ có hơi chậm chạp hơn so với những ngày thường. Những màu áo mưa nhàu nhĩ bọc lấy những tấm thân người đầu hơi cúi xuống, những chiếc bánh xe chạy qua những vũng nước mưa làm bật lên những tia nước nhỏ, những tiếng động cơ bị nuốt đi trong tiếng rào rào của một màn mưa to.

Em cũng cho phép bản thân làm mọi thứ chậm lại một chút, vào những ngày trời mưa. Một chút lãng mạn viển vông, em hay tự bảo mình vậy, nhưng vô hại, và có lẽ đôi lúc nên được khuyến khích. Em có cảm giác, trong những ngày gió lạnh, để tồn tại em đã phải đeo lên mình những chiếc mặt nạ nhiều khi rất lâu. Không có gì sai với việc đeo những chiếc mặt nạ cả, em vẫn tự bảo mình vậy. Không có gì không ổn với việc khi nói ra những câu, làm những điều và cười những nụ cười không tương ứng gì với những gì em cảm thấy trong tim em. Chỉ là, đeo mãi một chiếc mặt nạ quá lâu khiến em hay bị mệt mỏi. Trời mưa cũng thật là tốt, cơn mưa đến đúng lúc em cần. Em đeo tai nghe, chọn một nhịp nhạc không bao giờ em nghe những lúc ngày thường, giương ô lên và đi đâu đó loanh quanh thật chậm chạp, để đeo lên mình chiếc mặt nạ màu hồng nhẹ nhàng của một đứa lãng mạn viển vông mà dạo này, em rất ít khi có dịp để đeo.

Cơn mưa, hiểu theo nghĩa nào đấy trong cái đầu vô dụng toàn thứ vớ vẩn của em, cũng chỉ là một chiếc mặt nạ của trời đất mà thôi. Trời mưa to to để cho át hết đi những tiếng động huyên náo bình thường, để cố tình đẩy một nhịp chậm vào giữa một bản nhạc nhịp sống hàng ngày quá nhanh và ào ạt. Mưa là thứ vốn phải chậm mới được, hay ít nhất thứ mưa vào những ngày cuối đông đầu xuân này là phải vậy. Mưa đến thật đúng lúc, cho em sống chậm, cho em đổi mặt nạ, cho em vẫn còn những lúc có thể tranh thủ giả vờ là dù đã người lớn rồi, mình vẫn còn có thể lãng mạn và viển vông.

……………………….

SAO

Sau ngày dài với nắng, với gió, rồi mưa, đêm về. Và sao lên. Ngàn sao không hiểu đến từ đâu, chớp mắt một cái, rùng mình đã thấy hiện ra lấp lánh trên nền đêm đen mượt. Màu đêm đen giống màu mắt em, màu tóc em. Em ngẩng đầu nhìn lên, mắt em bị hút vào khoảng không vô tận không có điểm dừng, lướt đi thật nhanh từ vì sao này đến vì sao khác.

Ngắm sao. Cả một bản nhạc của một ngày dài mệt mỏi, với những nốt cao hy vọng của nắng, những nhịp rung sợ hãi của gió, những khúc chậm rãi giả vờ lãng mạn của mưa, đều không sánh bằng những khoảng lặng vô thanh của của một đêm trời sao cuối ngày, tĩnh mịch và trong veo.

Ngắm sao. Lần đầu tiên trong ngày em được trao cơ hội để không nghĩ gì cả. Không sợ hãi, không hy vọng, không cô độc, không một tưởng tượng xa xăm. Cả vũ trụ mở rộng ra trước mắt em và chỉ có em duy nhất đứng một mình trước những đốm sáng vĩnh hằng phía trên kia. Khi ngắm sao, em cảm thấy hạnh phúc khi biết có những ánh sáng từ những ngôi sao kia đã đi cả vạn năm qua khoảng không vũ trụ để đến rơi vào mắt em. Em cảm thấy choáng ngợp khi biết mình đang nhìn cùng những vì sao đã được nhìn bởi mọi thế hệ loài người từng đi qua Trái Đất này trước em. Em cảm thấy nhỏ bé khi biết, mình chỉ đang đứng trong một góc của một hạt bụi trên đại dương vũ trụ này, trôi nổi vô định giữa một vô tận bóng đêm mở rộng đến vĩnh hằng, thảng hoặc chỉ bị điểm xuyết bởi ánh sáng từ những vì sao quá đỗi xa xăm. Và em cảm thấy không gì cả, một cái không gì cả nhẹ nhàng và vĩnh cửu, ôm trọn và nuốt lấy em. Em ở yên đây, và bầu trời cùng các vì sao ở yên trên đó, và đó là tất cả những gì em biết. Không gì cả. Nhẹ nhàng, và an yên.

……………………….

EM

Em à.

Ngày dài có lắm cuộc phiêu lưu, cảm xúc vốn là thứ trôi nổi, ngẫu nhiên và vô định. Ta biết, trong em hiện có một khoảng trống lớn. Đôi lúc, khoảng trống đó được lấp đầy bởi hy vọng, cả thực tế lẫn hão huyền, cả trẻ con lẫn chín chắn. Nhiều khi, khoảng trống đó bị ngập tràn bởi sợ hãi, bởi lo lắng, bởi buồn tủi, nghi ngờ và rất nhiều cô đơn. Thảng hoặc, khoảng trống đó được tạm thời quên mất đi, khi em bị làm xao lãng bởi thứ gì đó lãng mạn viển vông mà không còn nghĩ đến nó nữa, dù nó vẫn ở đó chẳng hề đi đâu hết. Và, có những khoảnh khắc thật hiếm hoi, khi khoảng trống đó biến mất hẳn, cùng với em, khi em và mọi suy nghĩ trong em ngưng tồn tại hẳn, biến mất khỏi vũ trụ.

Một ngày với em là vòng tuần hoàn của Nắng, Gió, Mưa, Sao, rồi lại về với Em.

Em của tôi, là vũ trụ của tôi.

Ngày đã dài rồi, nhắm mắt lại và ngủ đi thôi em. Trong giấc ngủ, em sẽ tạm rời thế giới Thực của Nắng, Gió, Mưa, Sao để đến với thế giới Mơ của Em. Thế giới Thực bên ngoài, thế giới Mơ bên trong. Em tồn tại bên ngoài, em sống ở bên trong. Cùng em, cùng tôi, cùng mơ, để tôi biết, tôi còn đang sống.

Em à, luôn có tôi ở đây cùng em. Mọi thứ em trải qua, hãy để tôi san sẻ cùng.

Dù làm gì, hãy nhớ rằng, em không cô độc.

Như thường lệ,

mãi yêu em.

Tôi.

 

Hà Nội, ngày 9.2.2018

Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)

(My) Tree of life – Why choose teaching?

TREE OF LIFE

– Đạt ơi online ko, mình nhờ xíu 😀
 …
– Dạ em đang trong lớp cao học. Có gì thế ạ?
– Mình muốn làm một cái hoạt động reflective activity với học viên, muốn nhờ em làm mẫu. Tên hoạt động là tree of life, để gv nghĩ về quá trình trưởng thành phát triển của mình ý mà. Coi cả cuộc đời teacher life như một cái cây, thì nó có ba phần chính là Root, Trunk và Branch. Root là những giá trị cơ bản của mình như family value, socioeconomic background v.v, Trunk là những ảnh hưởng đến quá trình học tiếng anh ở phổ thông đến trung học mà góp phần hình thành cách hiểu của em về việc dạy và học tiếng anh từ đó em quyết định chọn học ngành giáo viên, Branch là những trải nghiệm gần đây trong quá trình pre-service education, và induction khi mới ở lại trường, cả những trải nghiệm dạy thêm làm thêm v.v trong quá trình học nữa. Mỗi mục Root, Trunk, Branch em viết ngắn gọn chỉ cần gạch đầu dòng vài phrase hoặc câu thì càng tốt. Ko dài quá một trang tất cả nhé =)) Sau đó mình sẽ lồng vào cái khung hình cây nhìn cho đẹp
Dạ nhưng nếu boring quá* thầy đừng chê nhé : ) Em hình dung ra rồi ạ, em sẽ gửi thầy tối nay : )
* Muốn nói với thầy là thầy đừng expect nhiều quá, cuộc sống của em vốn nhỏ bé và yên lặng. Phần lớn thời gian của em là dành để đọc những cuốn sách vô thưởng vô phạt, biết những điều linh tinh không cần biết, và vẽ những bức tranh chẳng ai muốn xem. 
Root – I come from a typical Vietnamese family, with my parents wanting me to study well and have a stable job in the future.

– Since my early childhood, I have had an introverted personality, preferring to read books and have long discussions about knowledge and ideas with other people.

– I like learning new things and sharing what I know with other people who might be interested.

– Perhaps most important of all, I like being able to help others.

Trunk – I first became interested in learning English in my eighth grade, mostly because I want to understand English songs, movies, TV programmes and books in their original language.

– I was first inspired to learn English seriously in my eleventh grade by my high school English teacher, who established a great rapport with her students and could make each English lesson relaxing and interesting.

– I started helping some of my classmates improving their English in my twelfth grade, which gave me my first impression of teaching.

– During my preparation for the university entrance exam, I was inspired to become a teacher by a great English teacher at a local cram school, who always prepared very thorough lessons and was always willing to answer each students’ questions. I wanted to be like him and decided to pursue a career in English language teaching.

Branch – During my years in my university (ULIS-VNU), I was both a student of many good teachers and a part-time English tutor to many high school and college students. These two simultaneous roles allowed me to apply what I had learned about teaching to practice and further consolidated my passion for teaching.

– I had a few months working in the Teaching Practicum at a college in Hanoi (National College for Education), which helped me accumulated real experience in teaching, especially in my classroom management and lesson planning.

– After graduating, I applied for a teaching position at my university and was accepted. During my time here, I received frequent training sessions from experienced teachers in the faculty (e.g. frequent INSET training, Mentoring program, etc.) These opportunities allowed me to polish my skills further and become a better teacher.

– I have recently started my Masters’ program at ULIS-VNU. I am beginning to learn more about researching and how to apply theoretical knowledge in the practice of teaching. The more I learn, the more I feel interested in my work and my study.

Chẳng biết kết thúc như thế nào, thôi thì để nó thế này vậy. Mệt quá không muốn nghĩ quá nhiều.

nắng mười hai

moon-2560x1605-clouds-sky-full-hd-1519

tháng mười hai bỏ nắng bên cửa sổ
để bạn tôi ngẩn ngơ mãi đứng nhìn
để chú chim non tha thẩn đứng hót mãi
để tôi cứ ngân nga mãi chẳng dừng
năm nay thời tiết thành phố tôi kỳ lạ
giữa mùa đông, chèn một chút mùa thu
chèn chút hương thơm hoa sữa trái vụ
nắng mười hai, vẫn ngọt giòn như bánh mì phết mật ong
bạn bảo tôi (trong giấc mơ), rằng thôi mùa thu thứ hai cũng đẹp
cậu hãy cứ hát đi cho ngày dài hóa ngắn
và cứ ngắm hoa đẹp tiếp đi cho đời đỡ nhọc nhằn
rồi cứ nghĩ nhiều đi, cho ý tưởng hóa bớt thành vần thơ
thơ cóc gì, tôi bảo, tớ nào biết làm thơ
chỉ biết làm anh thợ vẽ nguệch ngoạc những nét nhỏ
đêm nằm mơ về những nàng công chúa
và ngày ngân nga hát để đỡ nhớ tương tư
tôi bảo bạn, cậu mới là nhà thơ
cậu ngồi viết đi, cho tớ ngồi vẽ cậu
cho tớ nhìn hoa nở trên tờ giấy trắng
cho tớ nhìn phép thuật hiện ra trước mắt đen
đêm kéo về, mùi hoa sữa vu vơ
nhà thơ của tớ nhắm mắt và cười bảo
“tháng mười hai của cậu bay bổng lắm cậu ạ
nhẹ như nhung và mượt như mái tóc mềm”
“thành phố này của tớ đẹp mà”, tôi bảo bạn
“bạn ở đây với tớ nhé, tớ mời bánh và trà”
bạn cười, bảo tôi, “thôi về đi cậu của tớ”
“đêm đã muộn và xác thân đã mỏi mệt rồi”
ban đêm thì thành phố cũng rất lạnh
cũng rộng, và cũng rất cô đơn
người hiểu tớ ơi, bạn đang ở chỗ (chết tiệt) nào thế
hãy về đây, có một đứa vẫn (ngu ngốc) đứng chờ
mùa thu vốn là mùa của mơ mộng, của cô độc và lang thang
mùa đông lại là mùa của những thở than, khóc lóc và ngủ vùi mệt mỏi
thế tớ phải làm gì vào những ngày thu giấu mình trong đông lạnh
khi tớ thấy cô đơn, và mỏi mệt vô cùng?
Hà Nội, ngày 5.12.2017
sutucon

Ừ. Thì đi.

24131835_10208163409003481_1395490498819073035_o

Sáng.
Những tia nắng chậm chạp của ngày mùa đông, khi mà mặt trời cũng lười biếng, bò dần theo khung cửa, chạy dọc theo viền giá sách gỗ, vương lại chút trên những món đồ chơi bừa bãi khắp nơi. Để rồi khi chỉ còn lại một chút hơi ấm rất ít ỏi, một cách lười biếng và chậm chạp, những tia nắng sớm mới chịu khẽ đến gọi em bằng những cái vuốt lên má ấm áp nhẹ nhàng.
“Khoẻ chứ cậu? Tối qua có ngủ ngon?” Một tin nhắn trên ứng dụng hỏi giấu tên chào em.
Em khẽ cười. Và lắc đầu, như để cái lắc đầu vô hình đó trả lời thay cho mình, tới người hỏi giấu tên hiện chẳng biết hiện đang làm gì, hiện đang ở nơi nào kia.
Chỉ vậy thôi, không trả lời. Vì lời nói hay chữ viết lúc này chẳng diễn tả nổi cái em muốn người vô danh kia hiểu. Vì đến chính em có lẽ cũng không hiểu nổi cái em đang muốn được hiểu, muốn một cách ích kỷ chỉ được hiểu, là gì.
Ít nhất thì em vẫn còn ở đây.
Em vẫn là em, bé nhỏ. Em vẫn là em, vẫn thức dậy mỗi ngày, và vẫn muốn được làm một cái cây.
Em vẫn ở đây.
Ngoài trời, ngày gió đông cùng mưa, cùng mây xám cứ quần quật xới tung bức tranh cảnh vật vốn rất êm đềm suốt ba mùa còn lại bên ngoài lớp kính cửa sổ lớn phòng em. Những chiếc lá của thân cây dây leo hoa vàng không tên giờ biến mất, thân cây khô cằn, tóp lại và yên phận nằm yên, rủ mình dẹp về một góc dàn sắt lan can. Những chậu hoa tím tái vì ngâm gió lạnh nhiều đêm dài, màu hoa vẫn tươi nhưng đã nhạt đi ít nhiều, lá cuộn lại. Khiến em chạnh buồn. Em tưởng như hoa đang trách trời, cũng giống như em.
Xa xa hơn ngoài kia, cảnh vật còn nhạt nhoà hơn, và khiến em mệt mỏi hơn đến quá nhiều. Em cảm tưởng như mọi màu xanh của những tán lá cao lớn, mọi cái rung khẽ khàng của từng cọng cỏ nhỏ, mọi hương thơm thoang thoảng của những bông hoa vô danh trên những ban công căn gác nhà hàng xóm, và mọi âm thanh của sự tĩnh lặng trong cái khu sân vườn vắng vẻ này – tất cả đều như đã bị xâm phạm, bị những cơn gió buốt lạnh, bị những màu mây xám nặng trịch, bị những hạt mưa xấu xí ướt át và dơ bẩn phá hoại, làm cho ô uế, làm cho tàn tệ đi.
Nhưng mà, em à.
Em vẫn ở đây.
Cảnh vật vẫn ở đây. Dây leo vẫn ở đây, để em biết mùa xuân tới là nó lại ra hoa, rồi lại đậu những quả tròn bé nhỏ đỏ chót, xinh xinh. Tán lá, bờ cỏ, và những hương thơm thoang thoảng kia rồi vẫn sẽ lại ở đó, vẫn sẽ hiện lại vào mùa xuân, vào mùa hạ, vào mùa thu. Trời đất vẫn sẽ tuần hoàn, vũ trụ sẽ vẫn xoay chuyển theo những quy luật dường như bất biến của nó, và em vẫn sẽ bị cuốn theo nó. Em đi đâu xa, em dù thế nào, rồi em cũng sẽ lại quay lại đây.
Em à, hãy cho tôi hỏi em thêm một câu. Tại sao em cứ nói đi, nói hoài lại với tôi, là em muốn thức dậy một ngày và muốn làm một cái cây vậy?
Làm một cái cây, có phải em chỉ muốn im lặng để ngắm nhìn, để khỏi phải suy nghĩ?
Làm một cọng cỏ nhỏ, có phải em chỉ muốn ngả mình theo gió, để khỏi phải tự mình cử động?
Làm một bông hoa vô danh nào đó, có phải em chỉ muốn âm thầm lọt vào mắt ai đó, để khỏi phải bận lòng tìm cách tính toán, lo âu?
Dù là làm một cọng bèo tây thôi, ngày đêm trôi nổi dập dềnh trên một con sông đỏ màu đất cát nào đó, lúc chầm chậm, lúc ào ạt cuộn chảy, có phải chỉ vì em đã mệt mỏi chán nản và muốn câm lặng hết đi để cho dòng nước đưa mình đi đến nơi mình phải đến?
Em à, em hãy trả lời tôi đi. Em đã mệt mỏi đến thế rồi sao?
Em à, em ơi.
Con người nhỏ bé ơi, xin em hãy yên lặng quay lại nằm ngủ.
Mùa đông gió lạnh có vô tình làm em thức giấc, thì em hãy để tôi trách phạt mùa đông.
Em sinh ra để được bảo bọc trong chăn ấm, để ngắm hoa, để cười những nụ cười nhẹ, để hát khe khẽ, để đi chầm chậm, để đôi lúc vớ vẩn nói ra những câu vẩn vơ, để thi thoảng làm những điều thật là vô nghĩa. Em sinh ra là để yêu, để đi vuốt ve những cái đẹp, để sống nhẹ nhàng, thế thôi. Xin em đừng nghĩ ngợi gì nhiều mà nặng nề đầu óc bé nhỏ.
Em quay lại đi em, ở đây tôi sẽ cố cho em tất cả những thứ em cần. Em chỉ cần ở đây là đủ. Thế giới trong này rộng lớn vô cùng. Thế giới trong này lớn-hơn-ở-bên-trong. Em hãy cứ ở đây, xin hãy cứ ở đây. Ở đây, ở đây thôi.
Vì thế giới ngoài kia, không có chỗ dành cho người như em đâu, em của tôi.
Mệt với em quá, mệt với em quá. Em chưa bao giờ kêu mệt, em cũng chưa bao giờ trả lời những câu hỏi của tôi. Tôi ước gì giá mà em biết, sống cạnh em, tôi mệt mỏi đến thế nào. Trời sinh tôi hai con mắt, một con mắt tôi để nhìn bên ngoài để mà bước đi. Mà một con mắt còn lại của tôi, chẳng lúc nào rời được khỏi bé nhỏ bóng hình em. Em đi một bước, tôi lo một trời. Em xa tôi một ngày, tôi trống vắng một trăm năm. Em đi đâu, em làm gì, em nghĩ gì, em đau không, tôi đều muốn biết, tôi đều muốn lo. Em và tôi, rút cuộc là cái đận gì? Em từ đâu đến mà cả đời tôi, tôi cứ phải mệt mỏi vì em?
Tôi có bỏ em được không, em?
Anh à,
Anh có mệt không?
Tối qua anh ngủ ngon chứ?
Anh hãy chậm lại, anh ơi. Anh hãy đặt bước chân xuống khẽ hơn, từ từ hơn một chút.
Anh hãy hít vào chậm hơn lại dù chỉ một nhịp, rồi thở ra mạnh hơn dù chỉ một hơi thôi.
Anh có đỡ mệt hơn không?
Em chẳng xin lỗi đâu. Anh muốn, xin hãy cứ bỏ em mà đi.
Nhưng anh à, anh cũng luôn ở đây.
Vì thế giới ngoài kia cũng đâu phải là dành cho anh, phải không?
Em nhớ, có một lần anh bảo em, anh nói anh đã quá mệt mỏi vì cứ phải mang theo những chiếc mặt nạ.
Mặt nạ để nói chuyện với người, để đến đêm về anh gỡ ra, anh ngồi nói chuyện với em.
Anh à, anh ơi
Em không dám bảo anh hãy vứt bỏ mặt nạ đi đâu.
Vì em biết anh nhát gan của em chắc chắn không bao giờ dám thử.
Em cảm ơn anh nhiều lắm, mà chắc anh biết.
Cảm ơn anh đã cứ mãi bước đi cùng với em.
Cảm ơn anh vì đã ở ngoài kia cho em được ở bên trong này.
Cảm ơn anh vì đã mang mặt nạ, để em được là người duy nhất thấy được anh.
Anh ơi, em ích kỷ lắm. Mặt nạ thì đã làm sao? Anh hãy cứ mang mặt nạ đi, để em được là người duy nhất thấy được anh.
Anh ơi, mệt mỏi rồi cũng sẽ đến và cũng sẽ đi thôi.
Anh ơi. Anh ơi.
Mình tạm ngồi xuống nghỉ ngơi.
Nghe mưa rơi.
Uống một tách trà ấm.
Để rồi, đứng lên, lại đi tiếp.
Vì không đi thì biết làm gì, anh nhỉ?
Dừng lại, phải. Dừng lại, để rồi sẽ lại tiếp tục bước đi.
Vì cả tôi và em, rút cục chẳng ai biết được cái gì rồi sẽ đến.
Vì cả tôi và em, cuối cùng thì cũng không biết cả hai từ đâu mà ra, cả hai sẽ ở bên nhau đến bao giờ.
Vì tôi và em, vì cả hai đứa mình, đều chẳng biết gì nhiều cả. Đều mệt mỏi, đều đi lạc, đều cần phải lang thang.
Vì thế, nên cứ đi, đi đi thôi. Đường dài hay đường ngắn, đến một ngày, khuỵu chân ngã một cái, nhắm mắt nốt một lần, thế là sẽ kết thúc, thế là sẽ xong.
Cứ đi đi đi cho xong con đường dài
Đường dài chẳng có ai. Chẳng cần gì có ai.
Hai bạn của tôi, các bạn của tôi. Tất cả của tôi, thế giới của tôi.
Mệt mỏi không, các bạn ơi?
Còn đi tiếp được không, các bạn ơi?
Mệt.
Mệt chứ.
Đi.
Đi chứ.
Anh có đi được với chúng em không?
Ừ. Thì đi.

 

Hà Nội, ngày 29.11.2017
sutucon